Thăm dò khai thác nước khoáng

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

(TN&MT) – Các nhà đàm phán tại Paris đang cố gắng đưa ra một thỏa thuận tại COP21 nhằm hạn chế nhiệt độ toàn cầu gia tăng đến 2 độ C. Tuy nhiên, điều này có ý nghĩa thực tế gì và sẽ tạo ra những khác biệt như thế nào?

Băng vỡ ra từ sông băng Perito Moreno nổi trong công viên quốc gia Los Glaciares, một phần của miền Nam Patagonian Ice Field, vùng băng lớn thứ ba trên thế giới tại Santa Cruz, Argentina. Hầu hết các sông băng trong công viên đã rút lui trong vòng 50 năm qua do sự nóng lên toàn cầu. Ảnh: Mario Tama / Getty Images
 

Băng vỡ ra từ sông băng Perito Moreno nổi trong công viên quốc gia Los Glaciares, một phần của miền Nam Patagonian Ice Field, vùng băng lớn thứ ba trên thế giới tại Santa Cruz, Argentina. Hầu hết các sông băng trong công viên đã rút lui trong vòng 50 năm qua do sự nóng lên toàn cầu. Ảnh: Mario Tama / Getty Images

 

Các nhà khoa học khí hậu đã cảnh báo nếu không hành động thì nhiệt độ toàn cầu có thể tăng gần đến 5 độ C vào năm 2100 so với mức tiền công nghiệp. Tại cuộc họp COP21 ở Paris, các nhà lãnh đạo thế giới hy vọng có thể giữ cho nhiệt độ bề mặt trung bình toàn cầu tăng dưới 2 độ C, tuy nhiên theo phân tích, những cam kết cắt giảm khí nhà kính của họ cho thấy nhiệt độ toàn cầu vẫn có thể tăng đến 3 độ C.

Dưới đây là những ảnh hưởng từ BĐKH tương ứng với từng mức nhiệt độ toàn cầu gia tăng theo nguồn tin từ Ủy ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC), Cơ quan khí tượng thủy văn Anh (Met):

1 độ C – năm 2015 là năm đầu tiên đạt mức độ này

2 độ C

Nhiều loài và hệ sinh thái có khả năng thích ứng hạn chế với nhiệt độ cao hơn sẽ phải chịu "rủi ro rất cao" ngay cả khi nhiệt độ thế giới ở mức 2 độ C.

Đặc biệt, các loài phụ thuộc vào biển băng Bắc Cực có thể gặp phải nguy cơ, chẳng hạn như gấu Bắc cực và các rạn san hô.

Sự nóng lên ở mức này sẽ gây ra thiệt hại về mức thu nhập kinh tế toàn cầu hàng năm từ 0,2-2% mặc dù các chuyên gia cảnh báo rằng những tác động kinh tế toàn cầu từ BĐKH là rất khó ước tính.

Phạm vi biển băng Bắc Cực vào tháng 9 giảm 43% so với mức trung bình dài hạn.

Ở Bắc bán cầu, diện tích băng phủ giảm đi 7% vào mùa xuân.

Mực nước biển tăng lên đến 55cm và đặc biệt, tăng khoảng 20cm vào thế kỷ 20.

Các đại dương có tính axit hơn với độ pH bề mặt đại dương giảm từ 15-17%.

Thể tích sông băng toàn cầu giảm 55% (không bao gồm những sông băng ở mặt ngoài Nam Cực, Vùng đất xanh (Greenland) và băng Nam Cực).

1,5 tỷ người tiếp xúc với đợt nóng mỗi năm.

30 triệu người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt mỗi năm.

1,5 tỷ người tiếp xúc với sự căng thẳng nước gia tăng.

3 độ C

Nhiệt độ này gây ra những tác động tiêu cực đến năng suất cây trồng chính như lúa mì, gạo và ngô ở các vùng nhiệt đới và ôn đới.

Hầu hết động vật có vú nhỏ bé mà không có vùng đất cao để ẩn nấp sẽ không thể theo kịp với tốc độ BĐKH.

5,7 triệu km2 đất trồng trọt sẽ suy giảm.

4,5 tỷ người phải tiếp xúc với đợt nóng mỗi năm.

60 triệu người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt mỗi năm.

1,75 tỷ người tiếp xúc với sự căng thẳng nước gia tăng.

Các đại dương trở nên có tính axit hóa hơn với độ pH của bề mặt đại dương giảm đến 62%.

Trên 4 độ C

Ở Bắc bán cầu, diện tích băng phủ giảm đi 25% vào mùa xuân.

Bắc Cực sẽ gần như bị đóng băng vào mùa hè, vào đầu năm 2050.

An ninh lương thực phải đối mặt với những rủi ro lớn trên toàn cầu.

Mực nước biển tăng lên đến 82cm.

Tình trạng axit hóa đại dương tăng nhanh với độ pH bề mặt đại dương giảm xuống 109%.

Ở những vùng khô cạn, hạn hán sẽ xảy ra thường xuyên hơn.

Lượng mưa có khả năng ở độ cao trung bình ở những vùng khô cằn cận nhiệt đới và vùng bán khô cằn.

Tuy nhiên, các vùng khí hậu ấm áp và vùng xích đạo Thái Bình Dương có thể có lượng mưa nhiều hơn.

Thể tích sông băng toàn cầu giảm 85%.

Động vật hoang dã và hệ sinh thái chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và lan rộng với số lượng các loài bị tuyệt chủng đáng kể.

Trên 5 độ C

Nếu nhiệt độ toàn cầu tăng lên trên 5 độ C, 12 tỷ người sẽ phải tiếp xúc với đợt nóng mỗi năm, 7,6 triệu km2 đất trồng trọt sẽ giảm, 120 triệu người/năm sẽ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và 2 tỷ người sẽ hứng chịu căng thẳng nước gia tăng.

Nguồn:http://baotainguyenmoitruong.vn/

Search