Tin tức

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Ngày 29/8, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) công bố số liệu thống kê cho thấy, có đến hơn 180 triệu người đang không được tiếp cận với các nguồn nước uống cơ bản tại các nước bị tác động bởi xung đột, bạo lực và bất ổn trên toàn thế giới.

Trong một báo cáo đưa ra nhân dịp Hội nghị “Tuần lễ Nước thế giới” (từ 27/8-1/9) đang diễn ra ở thủ đô Stockholm của Thụy Điển, ông Sanjay Wijesekera, người đứng đầu Chương trình nước, vệ sinh môi trường và vệ sinh toàn cầu của UNICEF (WASH) nêu rõ: “Sự tiếp cận của trẻ em đối với nước sạch và các dịch vụ vệ sinh, đặc biệt tại các khu vực xung đột và trong các tình huống khẩn cấp là một quyền lợi chứ không phải là một sự ưu tiên…Tại những quốc gia bị tác động bởi bạo lực, tình trạng di cư, xung đột và bất ổn, thì các phương tiện sinh tồn cơ bản nhất của trẻ em – là nước sạch – phải được ưu tiên”.
Khi trẻ em không được tiếp cận với nguồn nước uống và các dịch vụ vệ sinh cơ bản thì tình trạng suy dinh dưỡng và dịch bệnh nguy hiểm là một hậu quả khó tránh khỏi.
Khi trẻ em không được tiếp cận với nguồn nước uống và các dịch vụ vệ sinh cơ bản thì tình trạng suy dinh dưỡng và dịch bệnh nguy hiểm là một hậu quả khó tránh khỏi. (Ảnh: playforwaternigeria.com)
 
Quan điểm này cũng được Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) – Tiến sỹ Tedros Adhanom Ghebreyesus chia sẻ cách đây ít lâu với lập luận rằng: “Có một số yêu cầu cơ bản nhất đối với sức khỏe con người, và tất cả các nước trên thế giới có trách nhiệm bảo đảm rằng mọi người có thể tiếp cận với các yếu tố này”.
 
Theo một công trình nghiên cứu mới đây của UNICEF và WHO thì những người sống trong các hoàn cảnh “dễ bị tổn thương” lại phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn nước uống cơ bản cao gấp 4 lần so với các đối tượng khác. Cụ thể, trong tổng số 484 triệu người sinh sống tại các khu vực bất ổn vào năm 2015, thì có tới 183 triệu người thiếu các dịch vụ cung cấp nước uống cơ bản.
Báo cáo chung do UNICEF và WHO công bố cũng cho thấy, cứ 10 người thì có 3 người (tương đương với 2,1 tỷ người trên trái đất) thiếu sự tiếp cận với nguồn nước an toàn tại chính ngôi nhà của mình. Trong khi đó, cứ 10 người thì có 6 người (tương đương 4,5 tỷ người trên trái đất) thiếu các dịch vụ vệ sinh an toàn.
Do ảnh hưởng của cuộc xung đột kéo dài hơn 2 năm qua, người dân Yemen sinh sống tại các thành phố lớn đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nước sạch bởi các hệ thống cung cấp nước đã bị hư hỏng nặng và không được sửa chữa. Hiện có khoảng 15 triệu người dân Yemen không được tiếp cận thường xuyên với các nguồn nước sạch và thiếu dịch vụ vệ sinh cơ bản.
Trong khi đó, tình hình tại một quốc gia khác ở Trung Đông là Syria cũng không sáng sủa hơn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng chính trị đã bước sang năm thứ 7 mà chưa có hồi kết. Theo số liệu thống kê, hiện đang có khoảng 15 triệu người dân Syria, với 6,4 triệu trẻ em trong số này đang thiếu nước sạch. Chưa kể tới việc nước sạch thường được sử dụng như một vũ khí trong các cuộc giao tranh giữa phe nổi dậy và lực lượng chính phủ. Chỉ tính riêng trong năm 2016, đã có khoảng 13 vụ phá hoại hệ thống cung cấp nước và đầu độc nguồn nước một cách có chủ đích tại Aleppo, Damascus, Hama, Raqqa và Dara.
Trong khi đó, tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột tại miền Đông Bắc Nigeria, có tới 75% nguồn nước sạch và hạ tầng vệ sinh đã bị hư hại hay phá hủy, khiến 3,6 triệu người lâm vào tình cảnh thiếu thốn các dịch vụ nước sạch cơ bản.
Chiến sự kéo dài tại Nam Sudan trong hơn 3 năm qua cũng khiến khoảng 50% điểm cấp nước trên khắp lãnh thổ quốc gia Đông Phi này bị hư hại, thậm chí là phá hủy hoàn toàn.
“Trong rất nhiều trường hợp, các hệ thống bảo đảm vệ sinh và cung cấp nước sạch đã trở thành mục tiêu bị tấn công, phá hoại hay thậm chí là bỏ mặc cho tới khi không còn sử dụng được. Khi mà trẻ em không còn nước sạch để uống và các hệ thống chăm sóc y tế bị phá hủy, thì tình trạng suy dinh dưỡng và dịch bệnh nguy hiểm như bệnh tả là một hậu quả khó tránh khỏi” – ông Wijesekera nói.
Dẫn chứng cho lập luận trên, UNICEF công bố số liệu cho thấy, tại Yemen, trẻ em chiếm tới hơn 53% trong tổng số hơn 500.000 ca nghi nhiễm dịch tả và bệnh tiêu chảy được ghi nhận. Trong khi đó, Somalia cũng đang phải đối mặt với một đợt bùng phát dịch tả với quy mô lớn nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, với gần 77.000 ca nghi nhiễm mắc tả/tiêu chảy. Nam Sudan cũng được biết đến là một nước từng phải đối mặt với dịch tả tồi tệ nhất, với hơn 19.000 ca nhiễm bệnh tính từ tháng 6/2016.
Theo số liệu thống kê mới nhất, hiện tại các khu vực bị nạn đói hoành hành tại vùng Đông Bắc Nigeria, Somalia, Nam Sudan và Yemen, thì có tới gần 30 triệu người, trong đó có 14,6 triệu trẻ em đang khẩn cấp cần tới nguồn nước an toàn. Nếu tình trạng không được cải thiện, tình trạng này sẽ khiến hơn 5 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng trong năm 2017, với 1,4 triệu ca trong số này được đánh giá ở mức độ nghiêm trọng./.
Nguồn tin: dangcongsan.vn

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Tờ Les Echos (Tiếng vang) của Pháp ngày 28/8 đã đăng bài viết "Tình trạng khan hiếm nước ngày càng nghiêm trọng hơn trên hành tinh".

Nhân Hội nghị "Tuần lễ Nước thế giới" (từ 27/8-1/9) đang diễn ra tại thủ đô Stockholm của Thụy Điển, tờ Les Echos (Tiếng vang) của Pháp ngày 28/8 đã đăng bài viết "Tình trạng khan hiếm nước ngày càng nghiêm trọng hơn trên hành tinh", trong đó nhấn mạnh thế giới khó có thể đạt mục tiêu đảm bảo cho toàn nhân loại được tiếp cận với nguồn nước sạch vào năm 2050 theo mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của Liên hợp quốc.
Hình ảnh minh họa
Bài báo dẫn báo cáo tổng hợp từ nhiều nghiên cứu được công bố tại hội nghị trên cho thấy hiện vẫn có tới 633 triệu người không có đủ nước dùng và tình trạng sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn ở khắp nơi trên Trái Đất. Báo cáo nhấn mạnh nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng khan hiếm nguồn nước sạch là hiện tượng Trái Đất nóng lên khiến các đợt khô hạn diễn ra thường xuyên hơn. Ngay cả một số thành phố châu Âu, như Rome, cũng trải qua tình trạng thiếu nước trong mùa Hè năm nay. Biến đổi khí hậu còn làm đảo lộn việc phân bổ mưa trên thế giới. Trong khi mây ngày càng dày hơn tại các vùng cực, thì tại các khu vực xích đạo như phía Nam sa mạc Sahara, Nam Mỹ hay Trung Đông, mây lại mỏng hơn. Mưa lũ cũng ngày càng diễn biến phức tạp với sức tàn phá lớn tại một số vùng, như Bangladesh, nơi có khoảng 6 triệu người dân thường xuyên bị lũ lụt đe dọa.
 Một nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng khan hiếm nguồn nước sạch là do trữ lượng nước trong các mạch nước ngầm sụt giảm nghiêm trọng. Các mạch nước ngầm vốn chiếm tới 30% lượng nước dự trữ của hành tinh, song lượng nước được lấy đi vượt quá lượng nước bổ sung nhờ mưa. Giới chuyên gia dự báo trong 20 năm nữa sẽ có tới 60% mạch nước ngầm riêng tại Ấn Độ rơi vào tình trạng cạn kiệt.
Cùng với đó, nhân loại đang đứng trước thực tế dân số thế giới gia tăng không ngừng, ước tính sẽ tăng thêm 2,3 tỷ người vào năm 2050, nhiều hơn 20% so với hiện nay. Điều này cũng là một yếu tố khiến nhu cầu sử dụng nước sạch tăng vọt.
Chính vì lẽ đó, hơn 3.000 chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới dự Hội nghị "Tuần lễ Nước thế giới" tại Stockholm trong tuần này cần phải nỗ lực đề ra các biện pháp thiết thực, hữu ích. Ngoài việc sử dụng nước tiết kiệm, các nước cần tháo gỡ tận gốc vấn đề bằng cách bảo vệ rừng trên các lưu vực, để bảo đảm chế độ nước được ổn định. Giới chuyên cũng đề xuất giải pháp lập biểu giá nước sao cho phù hợp với giá thành thực sự của tài nguyên này đi đôi với việc khuyến khích ý thức tiết kiệm của người dân.
Theo một nghiên cứu từ Hiệp hội ngành nước của Mỹ, riêng tại quốc gia này, mỗi ngày có gần 23 tỷ lít nước bị lãng phí do hệ thống ống nước bị rò rỉ. Trong khi đó, Tổ chức bảo vệ rừng (GFW) cảnh báo, trong 14 năm gần đây, có đến 22% thảm thực vật của các lưu vực sông lớn bị phá hủy.

Nguồn tin: Theo TTXVN

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Vùng Bắc Trung Bộ hiện có các công trình quan trắc ở hai tỉnh Thanh Hóa và Hà Tĩnh. Các tầng chứa nước chính theo thứ tự từ trên xuống gồm tầng chứa nước lỗ hổng Holocene (qh) và Pleistocene (qp). Trên cơ sở kết quả quan trắc tài nguyên nước dưới đất, diễn biến tài nguyên nước dưới đất được phân tích và đánh giá để dự báo cho tháng 8 và tháng 9. Kết quả được thể hiện chi tiết như sau:

 I. Tỉnh Thanh Hóa

1. Tầng chứa nước Holocene (qh)

Trong phạm vi tỉnh, mực nước trung bình tháng 7 có xu thế dâng so với tháng 6 với 11/11 công trình có mực nước dâng. Giá trị dâng cao nhất là 0,34m tại xã Nga Hưng, huyện Nga Sơn (QT13-TH).

Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 7 so với cùng thời điểm 1 năm trước có xu thế dâng và so với 5 năm trước có xu thế hạ được thể hiện chi tiết trong bảng 1, 2 và hình 2, 3. Mực nước suy giảm lớn nhất so với cùng kỳ năm trước và 5 năm trước lần lượt là 0,19m tại xã Ngọc Lĩnh, huyện Tĩnh Gia (QT14-TH) và 1,05m tại xã Đông Hải, TP. Thanh Hóa (QT8-TH).

Dự báo: Diễn biến mực nước dưới đất tháng 8 có xu thế dâng so với mực nước thực đo tháng 7 với 11/11 công trình.

2. Tầng chứa nước Pleistocene (qp)

Trong phạm vi tỉnh, mực nước trung bình tháng 7 có xu thế dâng so với tháng 6, với 12/13 công trình có mực nước dâng và duy nhất một công trình có mực nước hạ. Giá trị dâng cao nhất là 0,54m tại xã Thọ Nguyên, huyện Thọ Xuân (QT5a-TH).

Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 7 so với cùng thời điểm 1 năm trước có xu thế dâng và so với 5 năm trước có xu thế hạ được thể hiện chi tiết trong bảng 4, 5 và hình 7, 8. Mực nước suy giảm lớn nhất so với cùng kỳ năm trước và 5 năm trước lần lượt là 0,11m tại P. Trường Sơn, TX.Sầm Sơn (QT9a-TH) và 1,02m tại xã Quảng Chính, huyện Quảng Xương (QT12a-TH).

Dự báo: Diễn biến mực nước dưới đất tháng 8 có xu thế dâng so với mực nước thực đo tháng 7 với 13/13 công trình có mực nước dâng.

II. Tỉnh Hà Tĩnh

1. Tầng chứa nước Holocene (qh)

Trong phạm vi tỉnh, mực nước trung bình tháng 7 có xu thế dâng so với trung bình tháng 6 với 6/6 công trình có mực nước dâng. Giá trị mực nước dâng lớn nhất là 0,24m tại xã Thạch Kênh, huyện Thạch Hà (QT2-HT).

Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 7 so với cùng thời điểm 1 năm trước và 5 năm trước có xu thế dâng được thể hiện chi tiết trong bảng 7, 8 và hình 12, 13. Mực nước dâng lớn nhất so với cùng kỳ năm trước và 5 năm trước lần lượt là 0,90m tại xã Thạch Kênh, huyện Thạch Hà (QT2-HT) và 1,36m tại xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên (QT5-HT).

Dự báo: Diễn biến mực nước dưới đất tháng 8 có xu thế dâng so với mực nước thực đo tháng 7 với 5/6 công trình có mực nước dâng và duy nhất một công trình có mực nước hạ.

2. Tầng chứa nước Pleistocene (qp)

Trong phạm vi tỉnh, mực nước trung bình tháng 7 có xu thế dâng so với tháng 6 với 7/9 công trình. Mực nước biến động không đáng kể tại xã Thạch Kênh, huyện Thạch Hà (QT2a-HT) và hạ thấp tại xã Thạch Đỉnh, huyện Thạch Hà (QT7a-HT).

Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 7 so với cùng thời điểm 1 năm trước và 5 năm trước có xu thế dâng được thể hiện chi tiết trong bảng 10, 11 và hình 15, 16, 17. Mực nước dâng lớn nhất so với cùng kỳ năm trước và 5 năm trước lần lượt là 3,49m và 2,03m tại xã Hương Thủy, huyện Hương Khê (QT2aHK).

Dự báo: Diễn biến mực nước dưới đất tháng 8 có xu thế dâng so với mực nước thực đo tháng 7 với 6/9 công trình có mực nước dâng. Mực nước có xu thế hạ có 3 công trình với giá trị hạ thấp nhất 0,13m tại xã Thạch Kênh, huyện Thạch Hà (QT2a-HT). 

Nguồn: Trang thông tin điện tử Cục quản lý Tài nguyên nước

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

I. Tổng quan diễn biến mực nước

I.1. Tầng chứa nước Holocene(qh)

Diễn biến mực nước dưới đất tháng 7 so với trung bình tháng 6: Do thời gian này đang trong thời kỳ mưa nên mực nước có xu thế dâng cao so với tháng trước, với 32/41 công trình có mực nước dâng, 9/41 công trình có mực nước dâng hạ không đáng kể. Giá trị mực nước dâng cao nhất là 2.,8m tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Q.10M1).

 Mực nước trung bình tháng nông nhất là 0,89m tại xã Vân Côn, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội (Q59a) và sâu nhất là 9,58m tại phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội (Q.67).

Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 7 có xu thế dâng so với cùng thời điểm 1 năm trước, nhưng so với 5 năm trước, 10 năm trước mực nước có xu thế hạ và được thể hiện chi tiết trong bảng 1, 2 và các hình 2, 3 và 4. Mực nước suy giảm lớn nhất so với cùng kỳ năm trước, 5 năm trước, 10 năm trước lần lượt là 1,01m tại P. Mạo Khê, TX. Đông Triều, Quảng Ninh (Q.141); 1,68m và 3,67m tại P. Tứ Liên, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội (Q.67).

Dự báo diễn biến mực nước dưới đất tháng 8 có xu thế dâng so với mực nước thực đo tháng 7 với 19/41 công trình mực nước dâng phân bố ở các tỉnh trong khu vực trung tâm đồng bằng cho đến Nam Định; có 19/41 công trình mực nước hạ phân bố ở các tỉnh khu vực ven rìa tây, tây bắc và 1 phần đông bắc đồng bằng. Có 3/41 công trình mực nước xu thế dâng hạ không đáng kể.

I.2. Tầng nước Pleistocenne (qp)

Diễn biến mực nước dưới đất tháng 7 so với giá trị trung bình tháng 6: nhìn chung  mực nước có xu thế dâng. Do thời gian này đang trong thời kỳ mùa mưa nên tầng chứa nước có 56/63 công trình quan trắc có  mực nước  dâng , 7/63 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể và duy nhất một công trình có  mực nước hạ. Giá trị  mực nước  dâng cao nhất là 2,86m tại phường Phú Lãm, quận Hà Đông, TP. Hà Nội (Q.69a) và hạ thấp nhất là 0,10m tại xã Hải Tây, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định (Q110a).

 Mực nước  trung bình tháng nông nhất là 0,52m tại phường Lê Hồng Phong, TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam (Q.82a) và sâu nhất là 29,17m tại phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội (Q.63aM).

Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 7 có xu thế dâng so với cùng thời điểm 1 năm trước, hạ so với 5 năm trước và 10 năm trước; được thể hiện chiều sâu tiết trong bảng 3, 4 và các hình 7, 8 và 9. Mực nước suy giảm lớn nhất so với cùng kỳ năm trước, 5 năm trước, 10 năm trước lần lượt là 1,40m tại TT. Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên (Q.119b); 4,69 và 8,65m tại phường Phú Lãm, quận Hà Đông, TP. Hà Nội (Q.69a).

Dự báo diễn biến mực nước dưới đất tháng 8 có xu thế dâng so với mực nước thực đo tháng 7 với 40/64 công trình mực nước dâng và 7/64 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể phân bố trên toàn đồng bằng.  Mực nước có xu thế hạ tập chung ở khu vực ven rìa phía bắc và một số tỉnh ven đồng bằng với 16/64 công trình .

Nguồn: Trang thông tin điện tử Cục Quản lý Tài nguyên nước

Search

Search