Tin tức

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Ngày Trái Đất (22/4) ra đời cách đây hơn 40 năm có ý nghĩa đặc biệt, là một ngày được dùng để truyền cảm hứng cho nhận thức và đánh giá cao môi trường tự nhiên của Trái Đất.

Ông John McConnell, người đề xướng Ngày Trái Đất, đã vận động cử hành tôn vinh Trái Đất ngày 21/03/1970. Thành phố San Francisco của Mỹ (có nghĩa là thành phố của Thánh Francis - thánh chủ của môi trường) đã hưởng ứng, công bố ngày 21/3/1970 là Ngày Trái Đất, và sau đó Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc U Thant đã công bố đó là Ngày Trái đất Quốc tế. Đó là ngày mùa đông chấm dứt chuyển sang xuân, cây cối nẩy chồi ra lá mới.

Nhưng sau này một bộ phận đông đảo những nhóm hàng năm cử hành Ngày Trái Đất tin tưởng sau ngày Chúa Phục sinh mới thật sự là Ngày Trái Đất, và họ cử hành vào ngày 22/4 hàng năm.

Trong ngày này, mọi người tổ chức các hoạt động nhằm mục đích bảo vệ môi trường.

Trong ngày này, mọi người tổ chức các hoạt động nhằm mục đích bảo vệ môi trường.

Ngày Trái Đất thứ hai do ông Gaylord Nelson, nguyên thượng nghị sĩ đảng dân chủ bang Wisconsin, Mỹ, phát động vào ngày 22/4/1970 với 20 triệu người tham gia.

Đó là ngày mà nhân loại tạm gác lại những công việc hàng ngày, những lo lắng buồn phiền để suy nghĩ và hành động cho thế giới tự nhiên mà chúng ta đang sống.

Trong Ngày Trái đất, mọi người thường tổ chức các hoạt động nhằm mục đích bảo vệ môi trường như: tuyên truyền kêu gọi mọi người chung sức bảo vệ môi trường sống, tổ chức trồng cây xanh, thu gom rác thải, bảo vệ môi trường sống xanh sạch đẹp.

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton từng tuyên bố: "Là cha đẻ của Ngày Trái Đất, Nelson đồng thời là người tiên phong để sau này cho ra đời các sự kiện khác nối tiếp Ngày Trái Đất, đó là Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Không khí Sạch, Luật Nước sạch và Luật Nước uống An toàn".

Nelson là người ủng hộ công cuộc bảo vệ môi trường tự nhiên và được biết đến như một trong những nhà lãnh đạo về môi trường đầu tiên trên thế giới. Ông được đánh giá là một người khiêm nhường, hài hước và không bao giờ bị ảnh hưởng bởi quyền lực và sự phù hoa của những cương vị ông từng nắm giữ.

Năm 1995, 15 năm sau khi về hưu, Nelson được Tổng thống Bill Clinton trao tặng Huân chương Tự do cho những nỗ lực của ông trong công tác môi trường. Ông qua đời ngày 3/7/2005.

Nguồn: moitruong.com.vn

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
Cộng đồng quốc tế cần tăng cường đầu tư về tài chính cũng như thúc đẩy mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo người dân trên toàn thế giới được tiếp cận với nguồn nước sạch và hệ thống vệ sinh an toàn.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 13/4 đưa ra lời kêu gọi trên cùng cảnh báo hiện có gần 2 tỷ người trên thế giới đang uống nước nhiễm khuẩn. 
 Trong tuyên bố đưa ra tại Geneve (Thụy Sĩ), người đứng đầu cơ quan y tế công cộng của WHO, bà Maria Neira cho biết mỗi năm trên thế giới có hàng trăm nghìn người tử vong do buộc phải uống nước nhiễm khuẩn và hiện số người vẫn đang phải sử dụng nguồn nước uống nhiễm khuẩn trên toàn thế giới là gần 2 tỷ người.
ttxvn nuocsach 1
Người dân xếp hàng lấy nước sạch ở thành phố Aleppo, miền bắc Syria ngày 9/3. (Nguồn: AFP/TTXVN)
WHO cảnh báo việc làm này đang đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người, khiến những đối tượng uống nước nhiễm khuẩn dễ mắc các bệnh như tả, lỵ, thương hàn và bại liệt. Chỉ tính riêng bệnh tiêu chảy do uống nước nhiễm khuẩn, mỗi năm căn bệnh này ước tính cướp đi sinh mạng của 500.000 người. 

Năm 2015, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã công bố Các mục tiêu phát triển bền vững, trong đó đề ra một loạt mục tiêu nhằm xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống dân sinh, bao gồm đảm bảo người dân trên toàn thế giới được tiếp cận nguồn nước an toàn và hệ thống vệ sinh đạt chuẩn vào năm 2030. 

Tuy nhiên, trong báo cáo công bố cùng ngày 13/4, WHO cảnh báo nhiều quốc gia sẽ không thể tiến gần mục tiêu nói trên nếu không tăng cường đầu tư vào lĩnh vực này. 

WHO cho biết có 80% các quốc gia thừa nhận họ không có đủ nguồn ngân sách để thực hiện các mục tiêu quốc gia nhằm mở rộng chương trình nước sạch và hệ thống vệ sinh an toàn cho người dân.

Thông qua báo cáo này, WHO một lần nữa khẳng định tăng cường đầu tư tài chính vào việc phát triển nước sạch và hệ thống vệ sinh an toàn góp phần cải thiện sức khỏe con người, đóng góp cho sự phát triển của xã hội và tạo ra nhiều việc làm.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Cục quản lý nước và vietnamplus.vn

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 672/QĐ-BTNMT ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ giai đoạn 2016 - 2020.

Theo đó, mục tiêu của Kế hoạch nhằm nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai; quản lý và giám sát biến đổi khí hậu và tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu trong các lĩnh vực chủ yếu của Bộ TN&MT giai đoạn 2016 - 2020, góp phần thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.
 Trong đó, mục tiêu cụ thể là củng cố và tăng cường năng lực tổ chức, thể chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về biến đổi khí hậu, nâng cao được năng lực quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu; Khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của từng lĩnh vực thuộc ngành tài nguyên môi trường được cải thiện thông qua việc xác định và triển khai một số giải pháp cụ thể nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu; các yếu tố biến đổi khí hậu được tích hợp, lồng ghép vào các chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường và các ngành, lĩnh vực liên quan; hợp tác quốc tế được đẩy mạnh; nhận thức về biến đổi khí hậu được nâng cao.

 

Để hoàn thành các mục tiêu này, Bộ TN&MT đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm như: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về biến đổi khí hậu ở Việt Nam; đánh giá khí hậu quốc gia, xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu và kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam; nâng cao nhận thức, đào tạo nguồn nhân lực; triển khai một số hoạt động cấp bách về ứng phó với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu.
 
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng phân công nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc để thực hiện Kế hoạch như tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch có liên quan; tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế,vận động tài trợ quốc tế; đề xuất các giải pháp kỹ thuật, công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu; đồng thời, nghiên cứu đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch hành động…
Nguồn: Trang thông tin điện tử Cục quản lý tài nguyên nước

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

(TN&MT) – Ngày 21/3, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết, năm ngoái là năm nóng nhất trong lịch sử và hành tinh này đã chứng kiến ​​băng đá ngầm đặc biệt cùng với sự gia tăng mực nước biển và sức nóng của đại dương. Tổ chức này cũng cảnh báo trong năm 2017, hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ tiếp diễn.

Có trụ sở ở Geneva, Thụy Sĩ, WMO - cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc cho biết: Năm 2017 trải qua điều kiện thời tiết và khí hậu khắc nghiệt. Báo cáo hàng năm về tình hình khí hậu toàn cầu của WMO đã được công bố trước Ngày Khí tượng Thế giới (23/3).

"Báo cáo này chỉ ra rằng năm 2016 là năm nóng nhất trong lịch sử - cao hơn 1,1 độ C so với mức tiền công nghiệp và cao hơn 0,06 độ C so với kỷ lục trước đó hồi năm 2015", ông Petteri Taalas, Tổng thư ký Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

"Sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu này phù hợp với những thay đổi khác trong hệ thống khí hậu. Nhiệt độ bề mặt biển trung bình trên toàn cầu cũng lập kỷ lục nóng nhất, mực nước biển toàn cầu tiếp tục tăng, và lớp băng biển Bắc cực thấp hơn mức trung bình trong gần như cả năm 2016" - Taalas cho biết thêm.

Ông Petteri Taalas nhấn mạnh việc nồng độ CO2 trong không khí tăng lên mức cao mới cho thấy tác động từ các hành động của con người đối với hệ thống khí hậu ngày càng tăng.

Hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ tiếp diễn trong năm 2017

 

Hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ tiếp diễn trong năm 2017

WMO cũng cho biết, sự gia tăng nhiệt độ vào năm 2016 đã được "thúc đẩy" bởi hiện tượng El Niño trong giai đoạn 2015 - 2016 diễn ra mạnh, cùng với BĐKH kéo dài do phát thải khí nhà kính.

Theo WMO, hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ tiếp diễn trong năm 2017.

David Carlson, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Khí hậu Thế giới cho biết: “Dù không có hiện tượng El Nino, năm 2017 vẫn đang chứng kiến những sự biến đổi khác thường khác của thời tiết trên khắp hành tinh mà vượt ra ngoài tầm hiểu biết của con người về hệ thống khí hậu”.

Andrew Pendleton, nhà hoạt động môi trường thuộc chiến dịch “Friends of the Earth”  nhấn mạnh: "Mọi người lo ngại về những lời cảnh báo về thiên nhiên cần phải tích cực tham gia vào phong trào quốc tế để ngăn chặn BĐKH trước khi quá muộn”.

Nguồn: Báo tài nguyên môi trường

Search

Search