Tin tức

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Các trầm tích đệ tứ vùng đồng bằng Bắc Bộ được phân chia thành 2 tầng chứa nước chính. Theo thứ tự từ trên xuống, tầng chứa nước Holocene nằm ở phía trên và tầng Pleistocene nằm ở phía dưới. Trên cơ sở kết quả quan trắc tài nguyên nước dưới đất, diễn biến tài nguyên nước dưới đất được phân tích, đánh giá để dự báo cho tháng 11 và tháng 12. Kết quả được thể hiện chi tiết như sau:

I. Tổng quan diễn biến mực nước

I.1. Tầng chứa nước Holocene (qh)

Diễn biến mực nước dưới đất tháng 10 so với trung bình tháng 9: nhìn chung mực nước có xu thế hạ thấp trên toàn đồng bằng với giá trị trung bình là 0,51m. Do thời gian này là cuối mùa mưa nên trong tháng 10 đã có tới 36/41 công trình quan trắc có mực nước hạ thấp, phân bố hầu hết trên đồng bằng và 5 công trình có mực nước biến động không đáng kể. Giá trị mực nước hạ thấp nhất là 1,87m tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường, Tỉnh Vĩnh Phúc (Q.10M1).

Mực nước trung bình tháng nông nhất là 0,17m trên mặt đất tại phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội (Q.65) và sâu nhất là 10,27m tại phường Thượng Thanh, quận Long Biên, TP. Hà Nội (Q.121M1).

QT14

Sơ đồ diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 10 so với cùng thời điểm 1 năm trước, 5 năm trước và 10 năm trước được ghi chi tiết trong bảng 1, 2 và các hình 2, 3 và 4.

Bảng 1. Mực nước TB tháng cực trị qua các thời kỳ (m)

Thời gian

Mực nước TB tháng sâu nhất

Mực nước TB tháng nông nhất

Giá trị (m)

Địa điểm

Giá trị (m)

Địa điểm

Tháng 10/2016

10,27

P.Thượng Thanh, Q. Long Biên, Hà Nội (Q.121M1)

0,17*

P. Hoàng Liệt, Q.Hoàng Mai, Hà Nội (Q.65)

1 năm trước (2015)

8,92

P. Tứ Liên, Q. Tây Hồ, Hà Nội

(Q.67)

0,21*

P. Hoàng Liệt, Q.Hoàng Mai, Hà Nội (Q.65)

5 năm trước (2011)

9,52

P. Tứ Liên, Q. Tây Hồ, Hà Nội

(Q.67)

0,21*

P. Hoàng Liệt, Q.Hoàng Mai, Hà Nội (Q.65)

10 năm trước (2006)

7,12

P. Tứ Liên, Q. Tây Hồ, Hà Nội

(Q.67)

0,19*

P. Hoàng Liệt, Q.Hoàng Mai, Hà Nội (Q.65)

Ghi chú: * mực nước trên mặt đất

Nguồn:  Trung tâm quy hoạch và điều tra tài nguyên nước Quốc Gia

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Thềm băng ở Nam Cực đang tan vỡ từ bên trong, đe dọa đẩy mực nước biển tăng vọt và nhấn chìm nhiều thành phố ven biển.

Băng tan

Rãnh nứt ở dòng sông băng Pine Island, phía tây Nam Cực chụp từ trên cao bằng vệ tinh của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) hôm 4/11. (Ảnh: NASA.)

Các nhà khoa học Mỹ thu thập bằng chứng từ ảnh vệ tinh cho thấy thềm băng tây Nam Cực đang tan rã từ bên trong dưới tác động của hiện tượng ấm lên toàn cầu, theo Science Alert. Vết rạn nứt này hình thành ở trung tâm thềm băng trong vài tháng qua, báo trước xu hướng đáng lo ngại. Nghiên cứu được công bố trên hôm 28/11 trên tạp chí Geophysical Research.

Nhóm nghiên cứu ở Đại học Ohio, Mỹ, đang tìm cách dự đoán việc thềm băng này bị vỡ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mức nước biển toàn cầu trong tương lai. Điều này rất quan trọng vì một nửa dân số thế giới sinh sống ở các vùng ven biển.

"Chúng ta không còn tự hỏi liệu các tảng băng ở Nam Cực có tan chảy. Vấn đề là chúng sẽ tan ra khi nào", nhà nghiên cứu Ian Howat ở Đại học Ohio, chia sẻ. "Cách những tảng băng rạn nứt cho thấy cơ chế tan chảy sông băng diễn ra nhanh chóng và nhiều khả năng chúng ta sắp chứng kiến thềm băng tây Nam Cực sụp đổ".

Theo các nhà nghiên cứu, dòng nước ấm của đại dương thấm vào khe nứt giữa các tảng băng, làm chúng nóng lên từ bên dưới. Theo thời gian, dòng nước ấm này sẽ làm tan chảy ngày càng nhiều vùng băng xung quanh nó cho tới khi tạo thành khe nứt lớn.

"Những khe nứt thường xuyên hình thành ở rìa các tảng băng, nơi có lớp băng mỏng và dễ nứt. Tuy nhiên, sự kiện sông băng Pine Island bị vỡ một mảng lớn năm ngoái là do rạn nứt từ bên trong và lan ra ngoài biên tảng băng", Howat giải thích. "Điều này có nghĩa phần trung tâm của tảng băng yếu đi vì nguyên nhân nào đó, rất có thể là một đường nứt lớn xuất hiện bên dưới bởi sự ấm lên của đại dương".

Nếu toàn bộ băng của Nam Cực tan chảy vào đại dương, mực nước biển sẽ đột nhiên tăng vọt ba mét trên toàn cầu, gây nguy hiểm cho nhiều thành phố ven biển như London, Anh hay New York, Mỹ.

"Chúng ta cần phải tìm hiểu chính xác sự hình thành của vết nứt trên các tảng băng, hiểu vai trò của chúng trong việc ổn định thềm băng. Việc theo dõi sự tan rã từ bên trong bị giới hạn khi quan sát từ không gian, nên chúng ta cần đến trực tiếp để thu thập dữ liệu và quan sát chi tiết hơn", Howat nhấn mạnh.

Nguồn: Theo VnExpress

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Nông dân, ngư dân, diêm dân và thị dân nghèo là những người bị ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu.

Đó là nhận định của PGS-TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (BĐKH)-Trường ĐH Cần Thơ tại diễn đàn Mekong Connect CEO Forum 2016 với chủ đề “Tìm cơ trong nguy” (tìm cơ hội trong nguy cơ, thách thứ- PV) diễn ra tại TP Cần Thơ vào sáng 26-10.

Nhiều nhà khoa học và các tổ chức quốc tế đã Việt Nam, đặc biệt là ĐBSCL, nằm trong nhóm quốc gia có nguy cơ tổn thương cao do tác động của BĐKH và nước biển dâng.

Vào năm 2009, Trung tâm START vùng Đông Nam Á (Thái Lan) và Viện Nghiên cứu BĐKH đã phối hợp chạy mô hình khí hậu vùng, dựa vào chuỗi số liệu khí hậu giai đoạn 1980-2000 để phỏng đoán giai đoạn 2030-2040. Kết quả mô hình cho thấy nhiều khu vực vùng ĐBSCL sẽ bị tác động do nhiệt độ cao nhất trung bình trong mùa khô sẽ gia tăng từ 33-35 độ lên 35-37 oC . Lượng mưa đầu vụ hè thu sẽ giảm khoảng 10-20%.

 images1726824 A3

Hạn, mặn đầu năm nay làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL. Ảnh: Ngọc Trinh

Bên cạnh đó, mô hình thủy văn cho vùng ĐBSCL cũng cho thấy xu thế lũ trong giai đoạn 2030-2040 sẽ khác đi so với hiện nay: ĐBSCL bị ngập sẽ mở rộng về phía Bạc Liêu- Cà Mau nhưng số ngày bị ngập ở các tỉnh đầu nguồn sẽ giảm. “Những điều phỏng đoán nói trên sẽ tác động rất lớn đến hệ sinh thái và sản xuất nông nghiệp cũng như tạo ra các vấn đề khó khăn cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Ngoài ra, nhiều vùng ngập nước như Tràm Chim, U Minh Thượng, Láng Sen, Trà Sư, Hà Tiên, Đất Mũi, Lung Ngọc Hoàng… sẽ bị đe doạ; một số sinh vật có thể bị tiêu diệt, nhưng sẽ gia tăng số lượng côn trùng như muỗi, sâu bệnh”, ông Tuấn nói.

Chịu sự tác động lớn nhất chính là những nông dân, ngư dân, diêm dân và thị dân nghèo do thiếu nguồn dinh dưỡng tối thiểu, thiếu sở hữu tài nguyên, khả năng tài chính, khó tiếp cận thông tin để đối phó kịp thời với thời tiết khí hậu. Vì vậy, dự kiến sẽ có dịch chuyển dòng di cư của nông dân các vùng ven biển bị tác động bởi BĐKH và nước biển dâng lên các đô thị vùng phía Bắc và phía Tây, như: Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Tân An… Điều này khiến các quy hoạch đô thị bị phá vỡ, trật tự xã hội sẽ là một thách thức, môi trường đô thị xấu đi do sự gia tăng cơ học về dân số.

images1726825 A4
Các diễn giả tham gia buổi tọa đàm nói về biển đổi khí hậu tác động lên ĐBSCL tại diễn đàn Mekong Connect CEO Forum sáng 26- 10. Ảnh: Ca Linh

Nói về “tìm cơ trong nguy” khi địa phương vừa bị ảnh hưởng nặng nề bởi xâm nhập mặn trong mùa khô vừa qua, ông Phan Văn Mãi, Phó Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, phân tích: “Xâm nhập mặn vào mùa khô năm nay, địa phương đã nhìn lại và đã có hành động cụ thể, như: thay đổi tâm thế, sẵn sàng thích ứng với BĐKH, trữ nước ngọt cho mùa sau, thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp cũng như cơ cấu kinh tế, thay đổi môi trường thu hút đầu tư… Những việc làm này nhận được sự đồng tình rất lớn trong dân và doanh nghiệp”.

 Nguồn: baotainguyenmoitruong.vn

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với đường bờ biển dài vì vậy khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng nhiều của biển cùng mạng lưới sông ngòi dày đặc, hàng năm nước ta phải hứng chịu nhiều cơn bão và lũ lụt lớn. Tình hình lũ lụt diễn biến ngày càng phức tạp, không theo quy luật như trước đây, tần suất tăng lên, cường độ mạnh hơn rõ rệt. Bão lũ không chỉ gây thiệt hại về người của cải mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống sinh hoạt của người dân.

Sau mưa lũ, tại những vùng bị thiên tai lũ lụt, nguồn nước thường bị bẩn, ô nhiễm do các chất thải từ cống rãnh, bùn đất, xác động vật chết,… lẫn vào nước nước sông, suối, ao hồ. Tại các khu vực bị ngập nước, các nguồn nước, công trình cấp, thoát nước, công trình vệ sinh bị phá hủy khiếntình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt càng trở nên nghiêm trọng. Thiếu nguồn nước sạch để sử dụng trong mùa mưa bão là vấn đề gây khó khăn và nguy hiểm tới sức khỏe của chúng ta. Nguồn nước nhiễm bẩn, vi khuẩn, vi-rút và ký sinh trùng có điều kiện sinh sôi, phát, dẫn đến lan truyền mầm bệnh. Các bệnh dễ mắc phải như bệnh về ngoàida (mẩn ngứa, mụn nhọt, nấm chân tay, nước ăn chân, ghẻ lở, viêm da, viêm nang lông,…), các bệnh về đường ruột và đường tiêu hóa (tiêu chảy, tả, thương hàn), các bệnh về mắt (đau mắt đỏ, mắt hột), bệnh phụ khoa do tắm nước bẩn,…

Người dân vùng mưa lũ có thể sử dụng các biện pháp làm sạch nước đơn giản để có nguồn nước sinh hoạt an toàn trong và sau mưa lũ, bảo đảm sức khỏe và phòng tránh các dịch bệnh xảy ra. Để ứng phó trong điều kiện đó, chúng tôi đề xuất ra phương án sử dụng thiết bị lọc nước tạm thời trong mùa lũ lụt khi nguồn nước sông suối bị đục do bùn đất từ thượng nguồn kéo về, hệ thống cấp nước sạch tập trung của địa phương không hoạt động được vì mất điện,nước ngập…

Nước mặt tại các sông suối được thu gom, và được đánh phèn. Dùng lấy miếng phèn chua khoảng (khoảng 1g) hòa tan phèn vào một gáo nước rồi đổ vào xô đựng nước khoảng 20 – 25 lít và khuấy đều. Sau 30 phút khi cặn đã lắng xuống đáy thì gạn lấy nước trong. Nước  làm sạch bằng phèn chua chỉ sử dụng để tắm rửa, cần được đun sôi hoặc khử trùng nếu sử dụng để ăn uống. Đổ nước vừa đánh phèn vào thùng nhựa (khoảng 60-80lit). Nước được lọc trong thùng lọc được thể hiện bên dưới:

 

diachatnuockhoang.org

Sơ đồ thùng lọc nước

Trong quá trình lọc nước sơ bộ bằng cát thô các chất bẩn vô cơ cơ bản được giữ lại phía trên. Nước sẽ thu qua các lỗ lọc phía dưới ra qua van sẽ tương đối trong. Nước qua thùng lọc được cho vào các bể chứa. Để đảm bảo hơn, trong các bể chứa được khử trùng bằng Cloramin B (vào mùa lũ lụt, nhân dân nên mua dự trữ,hoặc các trạm y tế địa phương có thể có cấp phát để khử trùng nước uống) đảm bảo nước sử dụng. Khi người dân dùng nước để ăn uống nên đun sôi để đảm bảo an toàn.

Sau một thời gian thùng lọc bị cặn bẩn thì cần rửa cát lọc. Khi rửa lọc thùng lọc thì đổ nước vào, khóa van (ký hiệu 05 trên hình vẽ), khuấy cho tan cặn trên mặt cát rồi mở van (ký hiệu 06 trên hình vẽ) xả nước rửa cát lọc.

Phương án này sử dụng tạm thờilàm trong và khử trùng nước giúp người dân có được nguồn nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh tại chỗ trong mùa mưa lũ, bảo đảm sức khỏe và phòng tránh dịch bệnh.Khi tiếp xúc với các hóa chất khử trùng, phải trang bị găng tay cao su, khẩu trang,...

Ngoài ra, các biện pháp vệ sinh thông thường khác cần được thực hiện như đun nấu kĩ thức ăn, nước uống, không uống nước lã, nước đá mất vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh, thu gom rác thải đúng nơi quy định;…Đồng thời, người dân cũng cần sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạchđể hạn chế tình trạng thiếu nước.

Nguồn: Ban biên tập Liên hiệp khoa học địa chất nước khoáng

Search

Search