Lĩnh vực hoạt động

Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực

ĐO ĐỊA CHẤN PHỤC VỤ KHẢO SÁT CÔNG TRÌNH

Tác giả: Ks. Nông Quốc Khánh.

1.Phương pháp địa chấn, dựa trên sự lan truyền của sóng đàn hồi trong đất đá, nhằm xác định các tham số về cấu trúc môi trường, các tham số liên quan trực tiếp tới tính chất cơ lý và kết cấu của đất đá trong thế nằm tự nhiên.

Đo địa chấn phục vụ điều tra khảo sát địa chất công trình được thực hiện trên vùng khảo sát ĐCCTđược giao và tiến hành trên các đoạn tuyến có điều kiện ĐCCT điển hình. Cung cấp các tài liệu về cấu trúc ĐC,ĐCCTĐCTV và các tính chất cơ lý đất đá, làm chuẩn mực cho các phương pháp ĐVLkhác. Công tác được sử dụng vào việc phục vụ đo vẽ bản đồ ĐCCT tỉ lệ từ 1:10000 đến nhỏ hơn và khảo sát nền móng các công trình xây dựng theo yêu cầu.

Công tác được tiến hành trong tổ hợp các phương pháp khảo sát ĐCCTĐCTV và các phương pháp ĐVL khác, nó được tiến hành đồng thời hoặc chậm hơn sau khi đã có các tài liệu ĐC-ĐVL sơ bộ.

2. Những nhiệm vụ địa chất của phương pháp:

Khả năng giải quyết nhiệm vụ của phương pháp được xác định theo điều kiện địa chất, địa chất thuỷ văn, Địa vật lý cũng như tỷ lệ khảo sát và điều kiện thi công cụ thể:

- Xác định ranh giới giữa các lớp đất đá có thành phần và tính chất cơ lý khác nhau( chiều dày phong hoá, tầng phong hoá mạnh, phong hoá trung bình, yếu..đá gốc nứt nẻ, đá gốc nguyên dạng…).

–Xác định đới đứt gãy, đới phá huỷ kiến tạo, hang động, nứt nẻ cactơ…

- Xác định bề mặt gương nước ngầm.

- Xác định các tham số đàn hồi và cơ lý của khối đất đá trong thế nằm tự nhiên.

- Xác định tương quan thực nghiệm giữa các tham số truyền sóng với các modul đàn hồi Ed, hệ số Poisson… với các tham số vật lý khác, với các tham số ĐCCT( hệ số biến dạng, mật độ, độ rỗng, độ ẩm, và các tham số có quan hệ với cấu trúc đất đá khác.

3. Phạm vi ứng dụng:

- Đo vẽ bản đồ ĐCCT tỷ lệ 1:10000 và nhỏ hơn ( như khảo sát thuỷ điện, công trình xây dựng lớn ) chủ yếu dùng phương pháp sóng khúc xạ, bố trí mạng lưới gồm các tuyến dọc mặt cắt và các tuyến ngang mặt cắt để liên kết theo diện nghiên cứu. Hệ quan sát lựa chọn theo cấu trúc địa chất, độ sâu nền đá nguyên dạng dự kiến.

- Khi lập mặt cắt điển hình cho đo vẽ bản đồ ĐCCT và cho các công trình xây dựng có thể dùng phương pháp sóng khúc xạ, chiếu sóng, đo lỗ khoan, đo hầm lò… Tuyến nghiên cứu đủ dài và trùng tuyến lập mặt cắt địa chất.

- Khi đo với nhiệm vụ cung cấp tài liệu tựa cho các phương pháp khác thì thực hiện các tuyến thăm dò điểm( tuyến ngắn 200500 mét), rải rác trên diện nghiên cứu trên cơ sở thống nhất với các dạng công tác khác như khoan, đào, thí nghiệm cơ lý và các phương pháp ĐVL khác.

- Khi tiến hành trên vùng lầy, ngập nước xử dụng phương pháp nổ xung điện Boomer, Spacker( hiện chỉ có ở Liên đoàn vật lý địa chất).

- Độ sâu khảo sát phụ thuộc nhiều vào cường độ nguồn phát:

                   + Búa đập : độ sâu khoảng 35 mét.

                   + Nguồn nổ, máy rung(chỉ có ở liên đoàn Vật lý địa chất) có độ sâu nghiên cứu lớn hơn.

- Điểm ưu việt của phương pháp là tính đơn nghiệm của kết quả phân tích, độ chính xác cao. Nhược điểm là giá thành cao, thi công cồng kềnh.

Search