TT 59/2015/TT-BTNMT Thông tư quy định kỹ thuật khoan điều tra, đánh giá và thăm dò nước dưới đất ngày 14/12/2015

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng
1. Thông tư này quy định về nội dung, kỹ thuật và sản phẩm của công tác
khoan điều tra, đánh giá và thăm dò nước dưới đất bằng phương pháp khoan
xoay (lấy mẫu hoặc phá mẫu).
2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có
liên quan đến công tác khoan điều tra, đánh giá và thăm dò nước dưới đất.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Ống chống là đoạn ống được kết cấu vào lỗ khoan nhằm giữ ổn định
thành vách lỗ khoan và cách ly lỗ khoan với môi trường đất đá bên ngoài.
2. Ống lọc là đoạn ống được kết cấu vào lỗ khoan nhằm đảm bảo cho sự
lưu thông nước giữa thành lỗ khoan và đất đá chứa nước, ngăn chặn sự di
chuyển của các thành phần cơ học từ tầng chứa nước vào lỗ khoan và giữ ổn
định thành vách lỗ khoan.
3. Vật liệu chèn là các loại vật liệu được chèn, trám vào khoảng không
nằm giữa ống chống, ống lọc với thành vách lỗ khoan nhằm tạo thành lớp đệm 2
có tác dụng tăng cường khả năng lưu thông nước qua ống lọc hoặc cách ly các
lớp đất đá chứa nước hoặc các tầng chứa nước theo yêu cầu kỹ thuật.
4. Mẫu lõi khoan là đoạn đất đá được lấy lên trong ống mẫu trong quá
trình thi công khoan.
5. Mực nước xuất hiện là mực nước dưới đất bắt gặp trong lỗ khoan khi
khoan đến độ sâu chứa nước đầu tiên tính từ mặt đất hoặc độ sâu chứa nước đầu
tiên sau khi chống ống cách ly tầng trên và tiếp tục khoan phát triển chiều sâu.
6. Mực nước trước khi thả cần là mực nước trong lỗ khoan đo từ miệng lỗ
khoan vào thời điểm ngay trước khi thả bộ dụng cụ khoan.
7. Mực nước sau khi kéo cần là mực nước trong lỗ khoan đo từ miệng lỗ
khoan vào thời điểm ngay sau khi kéo hết bộ dụng cụ khoan lên mặt đất.
8. Mực nước ổn định là mực nước đo được trước khi thả cần và sau khi
kéo cần trong một hiệp khoan, không chênh lệch nhau quá 5 cm.

9. Các công việc phụ trợ là các công việc phục vụ cho thi công khoan
gồm: Làm đường, nền khoan; lắp đặt máy khoan, máy bơm; đào hố dung dịch;
làm lán trại; bơm nước phục vụ cho khoan; sản xuất dung dịch khoan tại hiện
trường; làm sạch mùn trên máng dẫn; phục hồi dung dịch; kéo, thả bộ dụng cụ;
kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế thiết bị, dụng cụ khoan; tháo dỡ thiết bị; thu dọn
mặt bằng sau khi kết thúc thi công.
Điều 3. Mục đích, nhiệm vụ của lỗ khoan
1. Nghiên cứu đặc điểm, thành phần thạch học của đất đá; xác định sự tồn
tại và tính chất của các nguồn nước dưới đất theo chiều sâu.
2. Kết cấu ống chống, ống lọc phục vụ các mục đích chuyên môn.
3. Nghiên cứu địa vật lý lỗ khoan.
4. Bơm hút nước, đổ nước, ép nước thí nghiệm trong lỗ khoan.
5. Theo dõi diễn biến mực nước, chất lượng nước trong thời gian tiến
hành các thí nghiệm chùm; quan trắc dài hạn diễn biến tài nguyên nước dưới đất
trong khu vực.

Search