Tin tức

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
Biến đổi khí hậu đang khiến mối quan hệ giữa nước – năng lượng – lương thực được tích hợp vào tất cả các kế hoạch phát triển. Bạn cần nước và năng lượng để tạo ra lương thực. Bạn cần nước để tạo ra năng lượng, ngay cả trong một trang trại năng lượng mặt trời. Bạn cần năng lượng để bơm nước. Mối tương quan giữa nước - năng lượng – lương thực đã quá rõ ràng, vậy tại sao lại thường bị bỏ qua? Câu trả lời phụ thuộc vào người trả lời.
Các nhà hoạch định chính sách truyền thống cho rằng mối quan hệ này không thể bỏ qua - chỉ cần nhìn vào các đập đa năng. Các đập chứa nước và chuyển nước tưới, xả nước để hạn chế hạn hán, điều tiết dòng chảy nước để giảm nhẹ ngập lụt và tạo ra điện. Những nhà hoạch định chính sách này đặt câu hỏi: “Điều gì có thể là một ví dụ để mối quan hệ này được xem xét?”.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu và các nhà thực hành cho rằng thực tế lại khác. Theo họ, hơn một nửa kênh tưới tiêu ở Nam Á sử dụng nước ngầm, đồng thời trầm tích và thiếu nước trong hồ chứa thường xuyên khiến các dự án thủy điện đóng cửa, mặc dù là tạm thời. Họ cho biết nhu cầu năng lượng và nước của nông nghiệp đã được mở rộng bởi “cuộc cách mạng xanh” và việc kiểm soát lũ lụt với bờ kè đã lỗi thời vì tỷ lệ chi phí - lợi ích sẽ bị âm khi xảy ra lũ lớn.
Đường dây truyền tải từ Syanja đến Butwal từ nhà máy thủy điện Kali Gandaki A ở Nepal. Ảnh: Ngân hàng Phát triển Châu Á
Các tổ chức xã hội dân sự (CSO) liên kết các học giả và chuyên gia trong việc phản ánh cách tiếp cận này đối với kế hoạch phát triển, trong đó có việc bỏ qua bình đẳng giới và hòa nhập xã hội. Có quá nhiều tổ chức nằm trong giới hạn mà không cần kiểm tra tất cả các tác động của công việc và không có sự tư vấn đầy đủ với các ngành khác trong và giữa các quốc gia khác nhau.
 
Việc tích hợp phương pháp tiếp cận mối tương quan này để lập kế hoạch nói thì dễ nhưng làm thì khó hơn. Tuy nhiên, trong thời kỳ biến đổi khí hậu đang làm cho hạn hán, lũ lụt và bão thường xuyên và nghiêm trọng hơn, nơi các sông băng tan chảy nhanh hơn và mực nước biển đang dâng lên, cần phải tích hợp để ngăn chặn sự gián đoạn nghiêm trọng hơn đối với nguồn cung cấp nước, lương thực và năng lượng.
 Tuy nhiên, bằng cách nào? Đây là những gì nhóm các nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia phát triển và các CSO sẽ thảo luận tại Kathmandu trong hai ngày 20 và 21/9. Diễn đàn do Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc tổ chức thông qua Chương trình Hỗ trợ Khu vực Nam Á sẽ tập trung vào ba lưu vực sông xuyên biên giới chủ yếu ở Nam Á là Indus, Ganga và Brahmaputra.
Liệu có bất kỳ tác động nào gây ra ngay lập tức làm cho các nhà hoạch định chính sách ở các nước Nam Á suy nghĩ nhiều hơn về mối liên kết giữa nước - năng lượng – lương thực? Sagar Prasai, người đứng đầu Quỹ Châu Á ở Ấn Độ, cho rằng có hai tác động.
 Tác động đầu tiên và ngay lập tức là hiện tượng song song của lũ lụt và hạn hán. Trong khi miền nam Ấn Độ phải đối mặt với hạn hán, lũ lụt ở Bangladesh, Ấn Độ và Nepal vào mùa mưa đã đủ nghiêm trọng để nhận được sự quan tâm của toàn cầu. Prasai nói với thethirdpole.net rằng các nhà hoạch định chính sách có thể sẽ buộc phải đưa mối quan hệ giữa nước – năng lượng – thực phẩm vào thực tiễn thực tế. Điều này tạo cơ hội cho các nhà nghiên cứu và chuyên gia giải thích mối quan hệ với các nhà hoạch định chính sách và đề xuất những cách mà suy nghĩ về mối quan hệ nên tạo ra cơ sở lập kế hoạch.
 Tác động thứ hai, theo Prasai, là thủy điện ở dãy Himalaya. Chủ đề này đã được thảo luận qua nhiều năm nhưng không có bước tiến triển đáng kể trong kế hoạch thủy điện của chính phủ các nước chia sẻ ba lưu vực. Tuy nhiên, gần đây, cơ sở của các dự án này đã thay đổi do sự kết hợp của các yếu tố: không chắc chắn về dòng chảy của nước do biến đổi khí hậu, các hiệp định hạn chế giữa các chính phủ về những dự án có ý nghĩa xuyên biên giới, sự phản đối của người dân có thể bị ảnh hưởng bởi dự án và quan trọng nhất là nhu cầu sử dụng năng lượng ở Ấn Độ.
Cùng với sự phản đối của địa phương gia tăng, các nhà phát triển đã bỏ giữa chừng các dự án thủy điện. Không có khả năng đường cầu năng lượng tăng như dự kiến, đồng nghĩa rằng các dự án thủy điện hiện tại chỉ chạy tuabin trong 3-4 giờ mỗi ngày khi có thể bán điện thu lợi nhuận.
 Các nhà quy hoạch buộc phải suy nghĩ lại kế hoạch năng lượng, nhưng đó là thời điểm thích hợp để tích hợp mối tương quan nước – năng lượng – lương thực vào quá trình lập kế hoạch. Các câu hỏi bây giờ là: Liệu sự thay đổi này có làm giảm nhu cầu hoặc giảm giá năng lượng, cũng như liên quan đến tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại? Đây có phải chỉ là một sai lầm ngắn hạn?
 Bà Imtiaz Ahmed, Giáo sư Quan hệ Quốc tế tại Đại học Dhaka và Purnamita Dasgupta thuộc Viện Tăng trưởng kinh tế tại Đại học Delhi đều cho rằng việc đưa khái niệm mối quan hệ giữa nước – năng lượng – lương thực vào kế hoạch chính sách sẽ là một chặng đường dài. 
 Khi được hỏi những gì họ cho là động lực thúc đẩy mối quan hệ này đi đầu trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, cả hai đều đề cập đến tác động của biến đổi khí hậu nhưng cũng không mấy lạc quan. Theo Dasgupta, bước đầu tiên là để các học giả ở các nước Nam Á cùng biết đến.
 Ahmed đã giới thiệu một khóa học về ngoại giao nước cho sinh viên của bà và theo bà, đây có thể là điểm xuất phát cho một chương trình giáo dục rộng hơn mà cuối cùng sẽ kết hợp mối liên kết nước - năng lượng - thực phẩm vào quá trình lập kế hoạch.
 Là một người đàn ông thực tế chứ không phải là một nhà lý thuyết, Mohan Seneviratne thuộc Tập đoàn Tài chính Quốc tế đã dành rất nhiều thời gian để cố gắng thuyết phục các nhà hoạch định chính sách ở Nam Á tích hợp mối quan hệ nước – năng lượng – lương thực vào kế hoạch. Để làm điều này, ông đã chèn thêm một chữ “C” để tạo ra mối quan hệ nước - năng lượng – cacbon – lương thực. Trong kỷ nguyên mà chu kỳ cacbon đang được nghiên cứu kỹ càng như chu trình nước, đây có thể là một cách để làm cho các nhà hoạch định chính sách hiểu được tầm quan trọng của mối quan hệ.
 Seneviratne chỉ ra rằng cùng với sự gia tăng dân số, biến đổi khí hậu và các áp lực môi trường khác đang làm lu mờ các kết nối trong mối quan hệ. Mức độ sử dụng năng lượng cho cấp nước đang gia tăng, cũng như ô nhiễm nước và mức độ sử dụng nước để phát điện. Tương tự, tốc độ sử dụng nước cho nông nghiệp và tốc độ sử dụng năng lượng cho sản xuất lương thực ngày càng tăng. 
 Sau đó, có những quan ngại về mối liên hệ giữa lương thực và đất đai, từ việc sử dụng đất cho nhiên liệu sinh học đến việc đốt chất thải nông nghiệp do tất cả các hậu quả gây ra. Không có cách nào loại bỏ mối liên kết, hoặc phải thừa nhận thực tế là chu kỳ cacbon có liên quan. 
 Đồng quan điểm với Seneviratne, bà Simi Kamal của Tổ chức Hisaar cho rằng vấn đề dân số gia tăng phải được thêm vào mối quan hệ nước – năng lượng – lương thực để có ý nghĩa ở Nam Á. Khát vọng của tầng lớp trung lưu ở Nam Á ngày càng gia tăng đòi hỏi nhu cầu năng lượng và lương thực cao hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sẵn có và môi trường. Bà Simi Kamal đề nghị quản lý nhu cầu về năng lượng và lương thực và cân bằng phương trình giữa nước cho lương thực và nước cho năng lượng.
Nguồn: Cổng thông tin Cục Quản lý Tài nguyên nước và baotainguyenmoitruong.vn

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Các chuyên gia thời tiết cho biết mùa đông năm 2017 tại châu Âu, Nga và Ukraine có thể sẽ là mùa đông lạnh nhất trong vòng hơn 100 năm trở lại đây. Thậm chí ngay tại thời điểm cuối tháng 9/2017, nhiệt độ tại Ireland có thể hạ xuống dưới 0 độ C, đây là một điều rất bất thường.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng nguyên nhân của hiện tượng kỳ lạ này không phải là do Trái Đất nóng lên, mà là do Trái Đất bắt đầu vào một chu kỳ thời tiết mới. Trong những năm sắp tới, vào mùa đông mưa sẽ nhiều hơn tuyết rơi, nhưng theo các chuyên gia thì sương giá mới là điều nguy hiểm nhất.

Các quốc gia châu Âu và một số quốc gia châu Á có thể sẽ phải đối mặt với mùa đông khắc nghiệt

Các quốc gia châu Âu và một số quốc gia châu Á có thể sẽ phải đối mặt với mùa đông khắc nghiệt nhất trong vòng hơn 100 năm trở lại đây.

Theo nhận định của các chuyên gia thời tiết, tháng 11/2017 có thể sẽ rất lạnh và đến tháng 12/2017 nhiệt độ sẽ liên tục ở mức âm 5 độ C. Cũng trong mùa đông 2017, hoạt động của Mặt trời sẽ giảm tương tự như điều đã từng xảy ra vào những năm 1950 và khiến cho mùa đông 2017 trở nên lạnh hơn so với những năm trước.

Không chỉ các quốc gia châu Âu mà kể cả các quốc gia châu Á sẽ phải đối mặt với mùa đông lạnh giá, thậm chí cả các quốc gia trong nhiều thập kỷ qua chưa hề đối mặt với mùa đông với nhiệt độ rất thấp, theo nhận định của chuyên gia Briton James Madden.

Ông cũng cho biết châu Âu đang trải qua những ngày ấm áp cuối cùng của năm 2017 và vào tháng 10/2017, mùa thu sẽ đột ngột biến mất và nhường chỗ cho mùa đông. “Mưa, tuyết, gió mạnh và nhiệt độ thấp. Hãy chuẩn bị quần áo ấm và nếu có thể hãy ở nhà. Mùa đông có thể sẽ kéo dài”, chuyên gia này cho biết.

Mùa đông năm 2017 được dự báo là có nhiệt độ thấp hơn rất nhiều so với những năm trước đây.

Mùa đông năm 2017 được dự báo là có nhiệt độ thấp hơn rất nhiều so với những năm trước đây.

Các chuyên gia giải thích nguyên nhân khiến mùa đông 2017 kéo dài là do nhiệt độ tại Thái Bình Dương bất ngờ tăng 1 độ C. Điều này dẫn đến việc các cơn gió lạnh vùng cực lớn hình thành, tràn xuống châu Âu.

Trong vài tháng sắp tới, những cơn gió lạnh này sẽ quét qua toàn bộ khu vực châu Âu và nhiệt độ tháng 1 và tháng 2/2018 ở một số khu vực khu vực vĩ tuyến 40 độ Bắc được tự đoán sẽ ổn định ở mức âm 25 độ C.

Nguồn: Theo khoahoc.tv và VTC

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Gần 3/4 các nước trên thế giới có thể tạo ra năng lượng tái tạo hoàn toàn trước năm 2050. Theo ScienceAlert, đó là một lộ trình đầy tham vọng của nhóm các nhà khoa học đưa ra cho mục tiêu năm 2050. Việc tạo ra 100% năng lượng tái tạo cũng đồng nghĩa với việc giảm khí thải nhà kính, cắt giảm chi tiêu cho sức khỏe và tránh hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Ước tính có phần đầy tham vọng này của nhóm nghiên cứu gần 30 nhà khoa học Mỹ dựa trên đánh giá cụ thể về khả năng đáp ứng yêu cầu của 139 quốc gia trên thế giới. Những yêu cầu này bao gồm khả năng chuyển sang sử dụng năng lượng gió, nước và năng lượng mặt trời trong vòng 3 đến vài thập kỷ tới.
Năng lượng tái tạo có triển vọng trong tương lai
Hình ảnh minh họa
Các nhà nghiên cứu tin rằng, những cải tiến sâu rộng về hạ tầng năng lượng hiện nay đã thừa sức đáp ứng yêu cầu từ Hiệp định khí hậu Paris đưa ra tại COP 21 hồi năm 2015. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ các quốc gia có muốn chung tay thực hiện điều đó sớm hơn hay không.
Nhà nghiên cứu Mark Delucchi, đến từ trường ĐH. California, đồng thời thuộc nhóm nghiên cứu khẳng định: "Phát hiện này của chúng tôi gợi ý nhiều lợi ích rất to lớn, do đó chúng ta cần đẩy nhanh hơn nữa quá trình chuyển đổi sang các mô hình năng lượng gió, nước và mặt trời, càng nhanh càng tốt".
Hành động này không chỉ giúp tạo thêm việc làm trong ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, ước tính hơn 24 triệu vị trí trên toàn cầu, mà đặc biệt còn giúp trong lành bầu khí quyển, giảm thiểu ô nhiễm do nhiên liệu hóa thạch.
Nhóm nghiên cứu đưa ra phân tích, việc thúc đẩy năng lượng tái tạo có thể giúp giảm tỷ lệ tử vong do ô nhiễm không khí hàng năm lên tới 4,6 triệu trường hợp.
Nhưng vấn đề cốt lõi về lâu dài chính là việc giữ và giảm nhiệt độ toàn cầu xuống dưới 2 độ C trước cuối thế kỳ này. Nói một cách quyết liệt hơn, ít nhất con người cần duy trì mức nhiệt độ thấp hơn 1,5 độ C so với thời tiền công nghiệp để bảo vệ sự sống cho nhân loại trong tương lai.
Một nghiên cứu liên quan khác được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2015 tại COP 21. Thời điểm đó, nghiên cứu lấy cơ sở dựa vào lộ trình tiến tới năng lượng tái tạo trên 50 bang ở Mỹ tính tới năm 2050.
Ước tính tới 2050 nguồn năng lượng tái tạo từ điện gió ngoài biển và năng lượng mặt trời sẽ chiếm số lượng lớn nhất
Ước tính tới 2050, nguồn năng lượng tái tạo từ điện gió ngoài biển và năng lượng mặt trời sẽ chiếm số lượng lớn nhất
Các nghiên cứu đều do Mark Z.Jacobson, một đồng sáng lập tổ chức phi lợi nhuận The Solutions Project và đến từ trường ĐH. Standford, Mỹ khởi xướng.
Jacobson chia sẻ: "Điều thú vị nhất về kết quả nghiên cứu là việc tất cả các quốc gia mà chúng tôi phân tích đều có đủ nguồn lực. Mặc dù trong trường hợp, một số quốc gia nhỏ có dân số lớn, họ có thể phải nhập khẩu năng lượng từ các quốc gia láng giềng, hoặc sử dụng nguồn năng lượng từ ngoài biển".
Nguyên nhân bởi các quốc gia lớn hơn sẽ có nhiều đất đai, tương ứng với quy mô dân số dễ quản lý hơn. Các quốc gia này dễ dàng hoạch định các dự án và địa điểm đặt các cơ sở năng lượng mặt trời, gió hay thủy điện
Mặc dù con số 139 quốc gia khá lớn nhưng nhóm nghiên cứu khẳng định sẽ chưa dừng ở đó. Nhóm đang lên kế hoạch phát triển "lộ trình xanh" cho từng thành phố nhằm hướng tới mục tiêu tạo ra 100% năng lượng sạch.
Năng lượng tái tạo là mục tiêu cho tương lai
Hình ảnh minh họa
Từ chỗ khai thác tài nguyên, con người đang dần nhận ra những nguy cơ tiềm tàng của tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Nhưng để có một lộ trình đảm bảo hài hòa giữa lợi ích năng lượng và bảo vệ Trái Đất sẽ cần sự chung tay giữa các quốc gia, đặc biệt những nước sở hữu nguồn tài nguyên hóa thạch khổng lồ như Mỹ và Trung Quốc.
Nghiên cứu trên của các nhà khoa học đã được đăng tải trên chuyên trang tổng hợp bài báo khoa học ScienceDirect mới đây.

Nguồn: Theo trang thông tin điện tử Cục Quản lý Tài nguyên nước và vnreview.vn

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Trên lưu vực sông Srê Pốk hiện có 24 trạm quan trắc, bao gồm: 01 trạm quan trắc tài nguyên nước mặt và 23 trạm quan trắc khí tượng, thủy văn. Trạm quan trắc tài nguyên nước mặt Đức Xuyên được đặt tại bờ phải trên sông Ea Krông Nô. Chế độ nước sông Ea Krông Nô được chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa cạn từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 10, dòng chảy ổn định, mực nước trong sông đôi khi biến đổi đột ngột là do chế độ xả nước của đập thủy điện Krông Nô 2 & Krông Nô 3 trên thượng nguồn cách trạm khoảng 45km và thủy điện Buôn Tua Srah ở phía hạ lưu cách trạm khoảng 20km. Kết quả quan trắc tài nguyên nước mặt tại trạm Đức Xuyên trong tháng 7 năm 2017 như sau:

Mực nước (H cm)
Mực nước trung bình ngày tháng 7 năm 2017 trên sông Ea Krông Nô tại trạm Đức Xuyên là 48711 cm, tăng 22 cm so với tháng trước, tăng 1 cm so với tháng cùng kỳ năm 2016 và tăng 33 cm so với giá trị trung bình tháng 7 nhiều năm.
Trong tháng 7, tổng lượng nước trên sông Ea Krong Nô chảy qua mặt cắt ngang tại trạm Đức Xuyên vào khoảng 0,22*109 m3.
Theo kết quả quan trắc chất lượng nước tại trạm Đức Xuyên trong tháng 7 năm 2017 cho thấy hầu hết các chỉ tiêu nằm trong giá trị giới hạn cho phép, riêng chỉ tiêu  TSS, Tổng coliform và NO2- (ngày 17/07) vượt giá trị giới hạn B2 (theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT). 
Kết quả tính toán chất lượng nước sông theo chỉ số WQI cho thấy: trong tháng 7 năm 2017 nước sông tại trạm Đức Xuyên bị ô nhiễm nặng cần các biện pháp xử lí trong tương lai (do hàm lượng chỉ tiêu TSS, Tổng coliform, NO2- tăng cao).
Dự báo tổng lượng nước đến tại các điểm dự báo trên lưu vực Srê Pốk trong các tháng 8, 9, 10 năm 2017 lần lượt là 2.873,3; 4.682,9 và 3.054,3 triệu m3.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Cục quản lý Tài nguyên nước

Search

Search