Tin tức

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Tiếp tục chương trình làm việc Phiên họp thứ 43, sáng 10/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 712/2013/UBTVQH13 về việc ban hành biểu thuế suất thuế tài nguyên và Tờ trình của Chính phủ về việc ban hành cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với tổ chức thuế, tổ chức hải quan giai đoạn 2016-2020.

Tờ trình của Chính phủ nêu rõ Thuế tài nguyên là một trong những công cụ tài chính, thể hiện vai trò sở hữu nhà nước đối với tài nguyên quốc gia và thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên của tổ chức, cá nhân. Thuế suất thuế tài nguyên thể hiện mức độ điều tiết của Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên.
Mức thuế suất thuế tài nguyên hiện đang được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 712/2013/UBTVQH13, trong đó quy định mức thuế suất cụ thể cho từng loại tài nguyên trên cơ sở Biểu khung thuế suất do Quốc hội quy định tại Luật Thuế tài nguyên. 
Theo đánh giá, về cơ bản Nghị quyết số 712/2013/UBTVQH13 đã đạt được những mục tiêu, yêu cầu đề ra khi ban hành, tuy nhiên hiện mức thuế suất thuế tài nguyên còn hạn chế trong việc góp phần bảo vệ, khai thác hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế; đồng thời chưa đảm bảo phù hợp với tiến trình đổi mới cơ chế quản lý, bảo vệ, khai thác và phát triển rừng theo Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị.
Do vậy việc nghiên cứu, rà soát để điều chỉnh mức thuế suất thuế tài nguyên đối với từng nhóm, loại tài nguyên cho phù hợp là cần thiết nhằm tăng cường quản lý Nhà nước trong việc khai thác tài nguyên quốc gia; góp phần bảo vệ, khai thác hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên; thực hiện chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng; về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường...
Qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất, điều chỉnh mức thuế suất thuế tài nguyên đối với Nhóm khoáng sản kim loại; Nhóm khoáng sản không kim loại và Nhóm nước thiên nhiên theo như Tờ trình của Chính phủ. 
Cụ thể: Nhóm khoáng sản kim loại - Từ ngày 01/01/2016: Măng gan: tăng từ 11% lên 14% (mức trần theo Luật là 20%); Chì, kẽm: tăng từ 10% lên 15% (mức trần theo Luật là 25%); Khoáng sản kim loại khác (bao gồm cả côban, môlipđen, thủy ngân, manhê, vanađi): tăng từ 10% lên 15% (mức trần theo Luật là 25%). 
Từ ngày 1/1/2017: Sắt: tăng từ 12% lên 14% (mức trần theo Luật là 20%); Titan: Tăng từ 16% lên 18% (mức trần theo Luật là 20%); Vàng: tăng từ 15% lên 17% (mức trần theo Luật là 25%); Vônphờram, ăngtimoan: Tăng từ 18% lên 20% (mức trần theo Luật là 25%); Đồng: Tăng từ 13% lên 15% (mức trần theo Luật là 25%); Bạch kim, bạc, thiếc: Tăng từ 10% lên 12% (mức trần theo Luật là 25%).
Với mức thuế suất dự kiến như trên, với sản lượng, giá tính thuế như năm 2014, số thu thuế tài nguyên đối với khoáng sản kim loại tăng 125 tỷ đồng so với năm 2014 (trong đó, từ ngày 01/01/2016 tăng 26,1 tỷ đồng; từ ngày 01/01/2017 tăng thêm 98,9 tỷ đồng).
Đối với Nhóm khoáng sản không kim loại: Từ ngày 01/01/2016: Cát: Tăng từ 11% lên mức trần 15%; Cát làm thủy tinh: Tăng từ 13% lên mức trần 15%; Gờranít: Tăng từ 10% lên 15% (mức trần theo Luật là 20%); Các khoáng sản không kim loại còn lại, trừ đá hoa trắng, than (gồm: Đất khai thác để san lấp và xây dựng công trình; đá, sỏi; đá nung vôi và sản xuất xi măng; sét chịu lửa; đôlômít, quắczít; cao lanh; mica, thạch anh kỹ thuật; apatit;...): tăng thêm 3%. 
Riêng kim cương, rubi, saphia: Tăng từ 22% lên 27% (mức trần theo Luật là 30%); Emôrốt, alếchxanđờrít, ôpan quý màu đen: Tăng từ 20% lên 25% (mức trần theo Luật là 30%) do là loại khoáng sản quý hiếm; khoáng sản không kim loại khác: Tăng từ 5% lên 10% (mức trần theo Luật là 25%). 
Từ ngày 01/01/2017, đá hoa trắng: Tăng từ 9% lên mức trần 15%; Than: Tăng từ 7% lên 10% đối với than antraxít hầm lò và than khác; tăng từ 9% lên 12% đối với than antraxít lộ thiên, than nâu, than mỡ (mức trần theo Luật đối với than là 20%). 
Với mức thuế suất dự kiến điều chỉnh, số thu thuế tài nguyên đối với nhóm khoáng sản không kim loại tăng khoảng 2.171,6 tỷ đồng so với số thu năm 2014 (trong đó từ ngày 01/01/2016 tăng khoảng 684,7 tỷ đồng; từ ngày 01/01/2017 tăng thêm khoảng 1.486,9 tỷ đồng).
Để góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên nước, khuyến khích sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tăng mức thuế suất đối với nhóm nước thiên nhiên. Cụ thể: Nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp: tăng từ mức sàn 8% lên mức trần 10%. 
Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện: tăng từ 4% lên mức trần 5%.... Với mức thuế suất dự kiến điều chỉnh, số thu thuế tài nguyên đối với nhóm nước thiên nhiên khoảng 4.352,7 tỷ đồng, tăng 887,7 tỷ đồng so với số thu năm 2014 (trong đó số thu từ nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện tăng 775,1 tỷ đồng).
Về thuế suất đối với nhóm sản phẩm rừng tự nhiên, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước và một số ý kiến khác không nhất trí với Tờ trình của Chính phủ (giảm mức thuế suất đối với gỗ rừng tự nhiên như sau: Gỗ nhóm I: từ 35% xuống 30%; Gỗ nhóm II: từ 30% xuống 25%; Gỗ nhóm III, IV: từ 20% xuống 18%; Gỗ nhóm V, VI, VII, VIII và các loại gỗ khác: từ 15% xuống 12%.).
Các ý kiến đề nghị giữ nguyên mức thuế suất như hiện hành, vì hiện nay các sản phẩm gỗ nhóm I, II, III đều là các loại gỗ quý hiếm, chỉ có ở rừng tự nhiên. Việc giảm thuế suất đối với sản phẩm gỗ rừng tự nhiên vô tình khuyến khích việc khai thác, chặt phá rừng, tạo hiệu ứng không tốt đến người dân đồng thời, với mức giảm thuế tài nguyên theo báo cáo của Chính phủ là không lớn (6,9 tỷ đồng)....
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 712/2013/UBTVQH13 về việc ban hành biểu thuế suất thuế tài nguyên.
Thời gian còn lại của phiên làm việc buổi sáng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Tờ trình của Chính phủ về việc ban hành cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với tổ chức thuế, tổ chức hải quan giai đoạn 2016-2020

Nguồn: vietnamplus.vn

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

       Làm việc với các đối tác đầu tư thăm dò Địa chất thủy văn phục vụ khai thác nước ngầm, nước khoáng cho các dự án khai thác cung cấp nước cho sinh hoạt,sản xuất hay các dự án khai thác nước khoáng xây dựng khu du lịch hay đóng chai...chúng tôi thường tính dự toán theo đơn giá khảo sát địa phương *hay đơn giá khảo sat địa chất **của Bộ TN&MT.

       Với các chủ đầu tư DA dùng vốn ngân sách nhà nước ,vốn vay ODA thì đây là điều bắt buộc. Với các chủ đầu tư là các CTTNHH ,CTCP hoặc tư nhân không dùng vốn nhà nước hay vốn của các nguồn vay ODA thì thường hỏi vì sao lại không tự tính dự toán theo chi phí thực tế...mà tính theo đơn giá “nhà nước”, rồi lại tính giá đấu thầu hay nhận thầu cho thêm phức tạp ! , trong bài viết này tôi giải thích các thắc mắc thường gặp trên như sau:

1- Các dự án thăm dò khai thác nước ngầm,nước khoáng trong thăm dò Địa chất thủy văn ( gọi tắt là DATD ĐCTV ) không đơn giản một việc là khoan giếng mà phải tiến hành nhiều công tác trong khảo sát Địa chất thủy văn,các việc này để tính toán các thông số ĐCTV nhằm đảm bảo tính bền vững cho DA khai thác lâu dài .

2- Thăm dò nước ngầm thì phải thực hiện theo Luật quản lý Tài nguyên nước, thăm dò nước khoáng thì phải thực hiện theo Luật Khoáng sản.

      Trong hai luật này,trước khi tiến hành thăm dò , đều quy định phải lập Đề án xin phép thăm dò, trong đó có nhiều nội dung, những yêu cầu công việc cụ thể và khối lượng, dự toán kèm theo, dự toán phải lập trên cơ sở đơn giá nhà nước ở địa phương hay đơn giá khảo sát địa chất của Bộ TN&MT. Các đơn giá này được lập trên cơ sở định mức khảo sát của Bộ XD hay Bộ TN&MT công bố theo từng giai đoạn, kết hợp giá vật liệu, nhân công tại địa phương đã được UBND tỉnh hay Bộ TN&MT phê duyệt . Như vậy trong Đề án xin phép thăm dò, dự toán là bắt buộc tính theo giá nhà nước.

Từ đó hai bên Chủ đầu tư và Nhà thầu đàm phán giá thầu trên cơ sở dự toán theo giá nhà nước ( giảm giá, hay giá nhận thầu là bao nhiêu % )

      Còn nếu tính dự toán theo giá nhà nước trong Đề án xin phép thăm dò, rồi lại tính dự toán theo chi phí thực tế khi nhận thầu hay đấu thầu thì việc theo dõi trở nên quá phức tạp và cồng kềnh, khó theo dõi cho cả chủ đầu tư và nhà thầu.

       Việc tính đơn giá thầu theo chi phí thực tế vẫn phải tính theo định mức do nhà nước công bố, nếu lại tính theo định mức riêng , thì khi thẩm định, các cơ quan quản lý  không chấp nhận,hoặc lại phải chứng minh rất nhiều vấn đề: giá vật tư , chi phí nhân công, nhiên liệu, định mức tiêu hao...phải có đơn vị chuyên ngành hay cá nhân có pháp nhân, chứng chỉ hành nghề  lập,thì khi quyết toán, chi phí mới là hợp lý để các cơ quan có thẩm quyền tính  công nhận vốn đầu tư,tính vào tài sản cố định cho chủ đầu tư .

Ghi chú:

* Các Đề án thăm dò khai thác nước ngầm có tổng lưu lượng Q<3000m3/ngày thì do UBND tỉnh cấp giấy phép thăm dò và giấy phép khai thác.

** Các Đề án thăm dò khai thác nước ngầm Q>3000m3/ngày, thì do Cục Quản lý TNN Bộ TN&MT thẩm định và Bộ TN&MT cấp giấy phép thăm dò và giấy phép khai thác.

Các Đề án thăm dò Nước khoáng thì do Tổng cục Địa chất & Khoáng sản Việt Nam thẩm định và trình Bộ TN&MT cấp giấy phép thăm dò và giấy phép khai thác.

  Hà Nội, tháng 10 năm 2015.  Ban biên tập trang website của Liên Hiệp KH Địa chất nước khoáng.

Search

Search