Tin tức

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Vùng Bắc Trung Bộ, hiện có các công trình quan trắc ở hai tỉnh Thanh Hóa và Hà Tĩnh. Các tầng chứa nước chính theo thứ tự từ trên xuống gồm tầng chứa nước lỗ hổng Holocene (qh) và Pleistocene (qp). Trên cơ sở kết quả quan trắc tài nguyên nước dưới đất, diễn biến tài nguyên nước dưới đất được phân tích và đánh giá để dự báo cho tháng 5 và tháng 6.

Kết quả được thể hiện chi tiết như sau:
Tại tỉnh Thanh Hóa
Tầng chứa nước Holocene (qh)
Trong phạm vi tỉnh, mực nước trung bình tháng 4 có xu thế dâng hạ không đáng kể so với tháng 3 với 6/11 công trình có mực nước dao động không quá 0,05m; 2/11 công trình có mực nước dâng và 3/11 công trình có mực nước hạ thấp. Giá trị dâng cao nhất là 0,09m tại xã Hoằng Trung, huyện Hoằng Hóa (QT2-TH) và hạ thấp nhất là 0,14m tại xã Ngọc Lĩnh, huyện Tĩnh Gia QT14-TH).
Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 4 so với cùng thời điểm 1 năm trước, 5 năm trước có xu thế hạ. Mực nước suy giảm lớn nhất so với cùng kỳ năm trước và 5 năm trước lần lượt là 0,33m tại xã Trung Chính, huyện Nông Cống (QT11-TH) và 0,76m tại xã Đông Hải, TP. Thanh Hóa (QT8-TH).
Dự báo: Diễn biến mực nước dưới đất tháng 5 có xu thế hạ và dâng hạ không đáng kể so với mực nước thực đo tháng 4 với 5/11 công trình có mực nước hạ và 5/11 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể phân bố trên toàn vùng. Trong tháng 5 duy nhất có 1 công trình có mực nước dâng tại xã Thọ Nguyên, huyện Thọ Xuân (QT5-TH). 
Tầng chứa nước Pleistocene (qp)
Trong phạm vi tỉnh, mực nước trung bình tháng 4 có xu thế hạ và dâng hạ không đáng kể so với trung bình tháng 3, với 6/13 công trình có mực nước dâng hạ không đáng kể và 4/13 công trình có mực nước hạ thấp phân bố trên toàn vùng. Mực nước dâng chủ yếu từ phía trung tâm đồng bằng ra phía biển với 3/13 công trình có mực nước dâng.  Giá trị hạ thấp nhất là 0,17m tại xã Thọ Nguyên, huyện Thọ Xuân (QT5a-TH) và dâng cao nhất là 0,09m tại xã Hoằng Trung, huyện Hoằng Hóa (QT2a-TH).
Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 4 so với cùng thời điểm 1 năm trước và 5 năm trước có xu thế hạ. Mực nước suy giảm lớn nhất so với cùng kỳ năm trước và 5 năm trước lần lượt là 0,42m tại xã Yên Thái, huyện Yên Định (QT1a-TH) và 1,26m tại xã Nga Hưng, huyện Nga Sơn (QT13a-TH).
Dự báo: Diễn biến mực nước dưới đất tháng 5 có xu thế hạ và dâng hạ không đáng kể so với mực nước thực đo tháng 4 với 7/13 công trình có mực nước hạ, và 5/13 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Mực nước có xu thế dâng duy nhất tại xã Thọ Nguyên, huyện Thọ Xuân (QT5a-TH). 
Tại tỉnh Hà Tĩnh
Tầng chứa nước Holocene (qh)
Trong phạm vi tỉnh, mực nước trung bình tháng 4 có xu thế hạ thấp so với trung bình tháng 3 với 5/6 công trình có mực nước hạ thấp, 1/6 công trình có mực nước dâng hạ không đáng kể. Giá trị mực nước hạ thấp nhất là 0,27m tại xã Thạch Kênh, huyện Thạch Hà (QT2-HT). 
Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 4 so với cùng thời điểm 1 năm trước và 5 năm trước có xu thế dâng. Mực nước suy giảm lớn nhất so với cùng kỳ năm trước và 5 năm trước lần lượt là 0,14m tại xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà (QT1-HT) và 0,11m tại xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc (QT3-HT).
Dự báo: Diễn biến mực nước dưới đất tháng 5 có xu thế hạ so với mực nước thực đo tháng 4 trên toàn vùng, với 5/6 công trình có mực nước hạ và 1/6 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. 
Tầng chứa nước Pleistocene (qp)
Trong phạm vi tỉnh, mực nước trung bình tháng 4 có xu thế dâng hạ không đáng kể so với trung bình tháng 3 với 5/9 công trình phân bố trên toàn vùng, 3/9 công trình có mực nước hạ thấp và một công trình có mực nước dâng. Giá trị mực nước hạ thấp nhất là 0,16m tại xã Thạch Đỉnh, huyện Thạch Hà (QT7a-HT) và dâng 0,14m tại xã Phong Phú, huyện Hương Khê (QT3a-HK).
Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 4 so với cùng thời điểm 1 năm trước và 5 năm trước có xu thế dâng. Mực nước suy giảm lớn nhất so với cùng kỳ năm trước và 5 năm trước lần lượt là 0,14m tại xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê (QT4a-HK) và 0,16m tại xã Phượng Điền, huyện Hương Khê (QT1a-HK).
Dự báo: Diễn biến mực nước dưới đất tháng 5 có xu thế hạ so với mực nước thực đo tháng 4 với 5/8 công trình có mực nước hạ, 3/8 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Mực nước có xu thế hạ và dâng hạ không đáng kể phân bố trên toàn vùng tuy nhiên có 1 công trình có mực nước dâng tại xã Phong Phú, huyện Hương Khê (QT3a-HK). 
Nguồn:  Trang thông tin điện tử Cục quản lý tài nguyên nước

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Các trầm tích đệ tứ vùng đồng bằng Bắc Bộ được phân chia thành 2 tầng chứa nước chính. Theo thứ tự từ trên xuống, tầng chứa nước Holocene nằm ở phía trên và tầng Pleistocene nằm ở phía dưới. Trên cơ sở kết quả quan trắc tài nguyên nước dưới đất, diễn biến tài nguyên nước dưới đất được phân tích, đánh giá để dự báo cho tháng 5 và tháng 6 năm 2017.

 Kết quả quan trắc tài nguyên nước dưới đất vùng đồng bằng Bắc Bộ tháng 4/2017 được thể hiện chi tiết như sau:

Tầng chứa nước Holocene (qh)

Diễn biến mực nước dưới đất tháng 4 so với trung bình tháng 3: Do thời gian này đang trong thời điểm chuyển từ mùa khô sang mùa mưa nên số lượng công trình quan trắc có mực nước dâng so với tháng trước tăng lên với 19/41 công trình, 9/41 công trình có mực nước hạ và 13/41 công trình có mực nước dâng hạ không đáng kể. Giá trị mực nước hạ thấp nhất là 0,60m tại xã Đại Đồng, huyện Tứ kỳ, tỉnh Hải Dương (Q.147) và dâng cao nhất là 0,80m tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Q.10M1).
Mực nước trung bình tháng nông nhất là 0,20m tại xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội (Q.58) và sâu nhất là 12,83m tại phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội (Q.67).
Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 4 so với cùng thời điểm 1 năm trước, 5 năm trước, 10 năm trước có xu thế hạ. Mực nước suy giảm lớn nhất so với cùng kỳ năm trước, 5 năm trước, 10 năm trước lần lượt là 2,25m tại P. Mạo Khê, Đông Triều, Quảng Ninh (Q.141); 1,06m tại X. Vĩnh Thịnh, H. Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc (Q.10M1) và 2,76m tại P. Tứ Liên, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội (Q.67).
Dự báo diễn biến mực nước dưới đất tháng 5 có xu thế dâng và dâng hạ không đáng kể so với mực nước thực đo tháng 4 ở phần lớn diện tích trung tâm đồng bằng với 17/42 công trình mực nước dâng và 16/41 công trình mực nước dâng hạ không đáng. Phần ven rìa phía bắc, đông bắc và vùng ven biển mực nước nhiều nơi hạ với 8/41 công trình.
Tầng chứa nước Pleistocene (qp)
Diễn biến mực nước dưới đất tháng 4 so với giá trị trung bình tháng 3: nhìn chung mực nước có xu thế hạ và dâng hạ không đáng kể. Do thời gian này đang trong thời kỳ chuyển mùa khô sang mùa mưa nên tầng chứa nước có 23/64 công trình quan trắc có mực nước hạ phân bố chủ yếu ở khu vực ven rìa phía bắc. Tại khu vực trung tâm đồng bằng ra phía biển và ven các sông lớn có 16/64 công trình mực nước dâng và 25/64 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Giá trị mực nước hạ thấp nhất là 0,78m phường Yết Kiêu, quận Hà Đông, TP. Hà Nội (Q.68b) và dâng cao nhất là 0,83m tại xã Vân Hội, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc (Q.4).
Mực nước trung bình tháng nông nhất là 0,59m tại phường Lê Hồng Phong, TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam (Q.82a) và sâu nhất là 29,17m tại phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội (Q.63aM).
Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 4 so với cùng thời điểm 1 năm trước, 5 năm trước, 10 năm trước có xu thế hạ. Mực nước suy giảm lớn nhất so với cùng kỳ năm trước, 5 năm trước, 10 năm trước lần lượt là 7,99m; 10,78 và 15,05m tại P. Phú Lãm, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội (Q.69a).
Dự báo diễn biến mực nước dưới đất tháng 5 có xu thế hạ hoặc dâng hạ không đáng kể so với mực nước thực đo tháng 4 với 28/64 công trình mực nước hạ và 22/64 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể phân bố đều trên đồng bằng trừ khu vực tây nam. Mực nước có xu thế dâng và dâng không đáng kể tập trung ở khu vực trung tâm ra phía rìa tây nam đồng bằng và rải rác ven các con sông lớn với có 14/64 công trình.
Nguồn: Trang thông tin điện tử Cục quản lý tài nguyên nước

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, do nguồn cấp nước thiếu, nhiều khu vực thuộc 4 quận nội thành sẽ thiếu nước sạch trong mùa hè.

Lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, tình hình cấp nước sạch mùa hè 2017 sẽ rất khó khăn với thực trạng hạ tầng hiện nay. Dự báo vào lúc cao điểm, lượng nước sạch thiếu từ 70.000-100.000 m3 mỗi ngày đêm.

Nhiều khu vực nội đô Hà Nội sẽ thiếu nước trong mùa hè. Ảnh minh họa: Ngọc Thành.

Nhiều khu vực nội đô Hà Nội sẽ thiếu nước trong mùa hè. Ảnh minh họa: Ngọc Thành.

Một số khu vực được dự báo khó khăn như: đường Bưởi (quận Ba Đình); Thụy Khuê (Quận Tây Hồ); Hàng Buồm, Hàng Tre, Trần Nhật Duật, Hàng Gai, Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm); Đê La Thành, đường Láng, ngõ Thái Thịnh 2 (quận Đống Đa)…

Nhà chức trách Hà Nội cũng lo ngại nguy cơ vỡ đường ống nước từ nhà máy nước sông Đà gây ảnh hưởng đến đời sống hàng nghìn hộ gia đình. Công suất nhà máy nước sông Đà hiện trên 200.000 m3 mỗi ngày đêm, chiếm 23% tổng sản lượng nước sạch cấp cho thành phố.

Theo thống kê của Sở Xây dựng, tổng nguồn cung cấp nước từ các nhà máy trên địa bàn thành phố khoảng trên 900.000 m3 mỗi ngày đêm, trong khi nhu cầu dùng nước sạch mùa hè tăng trung bình 10-12% so với mức bình thường, tương ứng trên 1.000.000 m3 mỗi ngày đêm. 

Tuyến ống số 2 dẫn nước từ nhà máy sông Đà về Hà Nội và hỗ trợ cho tuyến số một được khởi công từ tháng 10/2015. Tuy nhiên theo báo cáo của chủ đầu tư, dự án này mới chỉ dừng ở bước chuẩn bị triển khai và chưa có thời gian hoàn thành.

Để khắc phục tình trạng thiếu nước cục bộ, Hà Nội yêu cầu các đơn vị chuẩn bị phương án cấp nước bằng xe téc, khảo sát lắp đặt một số bồn chứa nước dự trữ tại các khu dân cư đông người…

Việc cung cấp nước sạch trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện do 4 công ty đảm nhiệm, cung cấp cho trên 1.150.000 hộ dân (4,6 triệu người); tỷ lệ người dân khu vực 12 quận được cung cấp nước sạch đạt 97%; tỷ lệ thất thoát thất thu trên hệ thống khoảng 21,5%.

Nguồn: Trang thông tin điện tử Cục quản lý Tài nguyên nước

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Do tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm cả nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. Trong khi đó, mực nước biển có xu hướng dâng cao, triều cường và xâm nhập mặn ngày càng gia tăng. Cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, sự gia tăng dân số, nhu cầu về nước cho sản xuất, đời sống tiếp tục tăng nhanh đã và đang đe dọa đến an ninh nguồn nước ở Việt Nam.

Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Hòa, Phó Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam cho biết: Việt Nam có hơn 2.360 con sông, 108 lưu vực sông, trong đó có 16 lưu vực sông, với diện tích lưu vực lớn hơn 2.500 km2. Tổng lượng nước mặt trung bình vào khoảng 830 tỷ m3/năm (nguồn nước dưới đất khoảng 63 tỷ m3/năm) và tập trung chủ yếu trên một số lưu vực sông lớn. Tuy nhiên, khoảng 63% tổng dòng chảy sông ngòi Việt Nam đến từ các nước láng giềng, riêng với khu vực sông Mê Công, tỷ lệ này đã chiếm tới 90% và lưu vực sông Hồng là hơn 50%.
Đáng chú ý, theo chỉ tiêu đánh giá của Hội Tài nguyên nước quốc tế, quốc gia được coi là thiếu nước nếu không đạt 4.000 m3/người/năm. Với dân số Việt Nam như hiện nay, bình quân đầu người Việt Nam chỉ nhận được khoảng 3.370 m3/người/năm từ nguồn nước nội sinh. Trong khi đó, phần lớn người dân Việt Nam vẫn suy nghĩ nguồn nước là vô tận, chưa hiểu đúng về vai trò của nước và mối nguy hại khi thiếu nước. Ngay như đồng bằng sông Cửu Long, cơ cấu sử dụng nước cho nông nghiệp chiếm khoảng 75%, cho nên nếu ý thức về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nước không được đầy đủ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến an ninh nguồn nước. Vì vậy, nguy cơ thiếu nước đối với Việt Nam không chỉ còn là dự báo, mà đã hiện hữu ở rất nhiều vùng, miền khắp cả nước…

ảnh minh họa về biến đổi khí hậu

(Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH, các tác động bất lợi nêu trên sẽ gia tăng lên một mức độ báo động cao hơn, trầm trọng hơn. Nhiều vấn đề về tài nguyên nước hiện chỉ tiềm ẩn ở dạng các nguy cơ, thì có thể trở thành hiện thực nhanh hơn. Tác động của BĐKH đến Việt Nam mang tính toàn diện. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình của nước ta khá đa dạng, phong phú, vì thế tác động của BĐKH đến mỗi vùng miền có những đặc điểm và mức độ khác nhau. Như khu vực đồng bằng Bắc Bộ và ven biển miền trung thời gian qua phải chịu các đợt khô hạn kéo dài hoặc mưa tập trung với cường suất lớn đã gây nên hạn hán và lũ lụt; đồng thời còn chịu tác động của vấn đề nước biển dâng, bão lụt dẫn đến ngập mặn và sạt lở bờ biển.
Còn tại Nam Bộ, đây là khu vực khá bằng phẳng với địa chất yếu và khá thấp, dễ bị ngập lụt và xâm nhập mặn, trong khi đó khu vực này là vùng có lượng mưa ở mức trung bình, nhưng nguồn nước bổ cập từ nước ngoài về khá lớn. Mực nước biển dâng cao như dự báo vào năm 2030 sẽ có khoảng 45% diện tích tại khu vực này có nguy cơ nhiễm mặn cực độ; năng suất lúa sẽ giảm khoảng 9% so với hiện nay…
GS, TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đánh giá, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn về an ninh nguồn nước do quá trình công nghiệp hóa; khai thác năng lượng dòng chảy và mở rộng diện tích tưới tiêu nông nghiệp của những nước thượng nguồn đang gây khó khăn cho Việt Nam. Theo số liệu thống kê, nhu cầu nước cho sản xuất và tiêu dùng tăng nhanh, nếu như năm 1990 khoảng 50 tỷ m3/năm, thì đến năm 2010 khoảng 72 tỷ m3/năm và dự báo nhu cầu nước đến năm 2020 là 80 tỷ m3/năm. Lượng mưa hằng năm khá cao nhưng phân bổ không đồng đều theo không gian và thời gian. Điển hình như nơi mưa nhiều như vùng Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế) lên đến 8.000 mm/năm, trong khi đó khu vực Phan Rang (Ninh Thuận), Phan Rí (Bình Thuận) lượng mưa chỉ từ 400 đến 700 mm/năm.
Ngoài ra, hiện tượng suy thoái đất diễn ra nhanh dưới tác động của BĐKH, nước biển dâng, trong đó tình trạng sa mạc hóa ở các tỉnh Nam Trung Bộ và sụt lún làm ngập lụt vùng đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng lớn đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều dòng sông bị ô nhiễm nặng nề, chất lượng nước ngày càng xấu đi do chất thải hữu cơ và vô cơ, dư lượng thuốc hóa học dùng trong nông nghiệp, rừng bị chặt phá trái phép, làm thủy điện... làm hạn chế việc điều tiết nguồn nước. Dự báo, đồng bằng sông Cửu Long có 828 nghìn ha đất bị nhiễm mặn; vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có gần 2,3 triệu ha bị suy thoái, có nguy cơ trượt lở; vùng duyên hải Nam Trung Bộ có gần 56 nghìn ha đất bị nhiễm mặn, 759 nghìn ha bị hoang hoá, sa mạc hóa trong những thập kỷ tới.
Nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước ở Việt Nam trong bối cảnh BĐKH, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Hòa cho rằng, trước hết cần có sự hợp tác chặt chẽ và thiện chí giữa các quốc gia để cùng bảo vệ, chia sẻ, khai thác công bằng, hiệu quả nguồn tài nguyên nước. Cần có hệ thống chính sách, pháp luật, chiến lược về tài nguyên nước hoàn chỉnh nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm và phòng, chống có hiệu quả các tác hại của nước do nhân tai gây ra. Bên cạnh đó, phải thay đổi nhận thức và hành động ở mỗi địa phương, mỗi ngành, đoàn thể, cá nhân trong bảo đảm an ninh nguồn nước... Các nhà quản lý, nhà khoa học phải đưa ra nhiều thông tin, giải pháp hữu ích liên quan đến việc bảo đảm an ninh nguồn nước trong bối cảnh BĐKH rõ rệt như hiện nay…
Các chuyên gia, các nhà khoa học cũng cho rằng: Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, thông tin về tài nguyên nước đến mọi người dân, doanh nghiệp; tăng cường công tác điều tra, quy hoạch tài nguyên nước, nhất là tập trung thanh tra, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về tài nguyên nước. Mở rộng hợp tác quốc tế và thực hiện các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề khai thác, sử dụng bền vững nguồn nước sông Hồng và Mê Công với các nước thượng nguồn một cách hợp lý và hiệu quả…
Nguồn: Theo trang tin điện tử Cục quản lý tài nguyên nước và nhandan.com.vn

Search

Search