Tin tức

Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực

Ngày 31/8, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư Thông tư 05/2020/TT-BTNMT quy định kỹ thuật về thăm dò, đánh giá trữ lượng đá khối sử dụng làm ốp lát và mỹ nghệ.

Thông tư 05/2020/TT-BTNMT áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thăm dò, đánh giá trữ lượng đá khối sử dụng làm ốp lát và mỹ nghệ.

Phân cấp trữ lượng, cấp tài nguyên và các yêu cầu khoanh nối khối trữ lượng, tài nguyên

Việc phân cấp trữ lượng, tài nguyên và các yêu cầu khoanh nối khối trữ lượng, tài nguyên của đá ốp lát và đá mỹ nghệ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 60/2017/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản, cụ thể:

Tiêu chí phân cấp trữ lượng và cấp tài nguyên đá ốp lát và đá mỹ nghệ: thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 60/2017/TT-BTNMT.

Cấp trữ lượng và cấp tài nguyên đá ốp lát và đá mỹ nghệ thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 60/2017/TT-BTNMT.

Yêu cầu về mức độ đánh giá và khoanh nối các cấp trữ lượng, cấp tài nguyên thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 60/2017/TT-BTNMT.

Phân chia nhóm mỏ thăm dò

Việc phân chia nhóm mỏ thăm dò được thực hiện trên cơ sở mức độ phức tạp về cấu trúc địa chất mỏ; hình dạng, kích thước, mức độ ổn định về bề dày, chất lượng đá, cấu tạo bên trong đá của thân khoáng và các chỉ số định lượng đánh giá mức độ biến đổi của các thông số khác.

Phân chia nhóm mỏ thăm dò:

Mỏ đá ốp lát được chia làm 03 nhóm: Nhóm mỏ đơn giản (ký hiệu I); Nhóm mỏ tương đối phức tạp (ký hiệu II); Nhóm mỏ phức tạp (ký hiệu III);

Mỏ đá mỹ nghệ được chia thành 04 nhóm: Nhóm mỏ đơn giản (ký hiệu I); Nhóm mỏ tương đối phức tạp (ký hiệu II); Nhóm mỏ phức tạp (ký hiệu III); Nhóm mỏ rất phức tạp (ký hiệu IV).

Nội dung, hình thức tài liệu của báo cáo thăm dò

Nội dung, hình thức các tài liệu của báo cáo thăm dò đá ốp lát, đá mỹ nghệ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản; trình tự, thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản.

Quy định chuyển tiếp

Tổ chức, cá nhân đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò đá khối sử dụng làm ốp lát, mỹ nghệ trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm cấp giấy phép thăm dò khoáng sản.

Đề án thăm dò đá khối sử dụng làm ốp lát, mỹ nghệ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành nhưng chưa thẩm định, cấp giấp phép thăm dò thì tiếp tục thực hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm tiếp nhận.

Thông tư 05/2020/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 10 năm 2020

Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã ban hành Quyết định số 244/QĐ-BTNMT ngày 30/01/2019 về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ TN&MT năm 2018.

Theo Quyết định, danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực một phần thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ TN&MT năm 2018  bao gồm một số Luật, Nghị định, Thông tư thuộc lĩnh vực đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ, biển và hải đảo, và lĩnh vực chung (Nghị định số 60/2016/NĐ-CP quy định một số điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; Thông tư số 03/2018/TT-BTNMT sửa đổi, bãi bỏ một số quy định về TTHC liên quan đến kiểm tra chuyên ngành thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ TN&MT).
 
Đối với lĩnh vực tài nguyên nước, Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 có một số điều, khoản hết hiệu lực một phần ngày 01/01/2019, cụ thể như sau: Cụm từ “quy hoạch tài nguyên nước” tại Khoản 3 Điều 3; khoản 2,5 Điều 4; Khoản 1 Điều 54; Cụm từ “quy hoạch tài nguyên nước” Khoản 10 Điều 9; Điều 11; Điểm a khoản 1 Điều 14; Điều 15 đến Điều 24; Khoản 2 Điều 47; Khoản 2 Điều 48; Khoản 3 Điều 50; Khoản 3 Điều 52; Khoản 1 Điều 53; Điểm a Khoản 2 Điều 53; Cụm từ “quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông” tại khoản 2 Điều 54; Điểm b khoản 1 Điều 55; Điểm a,b khoản 2 Điều 70; Điểm b khoản 1 Điều 71; Khoản 1 Điều 73.
 
Bên cạnh đó, Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước hết hiệu lực một phần từ ngày 10/2/2019 đối với một số nội dung như sau: Khoản 6 Điều 2 tại Mẫu 14 về giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; khoản 6 Điều 2 tại Mẫu số 15 về giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất (trong trường hợp gia hạn, điều chỉnh, cấp lại), khoản 3 Điều 2 tại Mẫu số 20 về giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và khoản 3 Điều 2 tại Mẫu số 21 về cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (trong trường hợp gia hạn, điều chỉnh, cấp lại) tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT.
 
Danh mục văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ TN&MT năm 2018 bao gồm: 
 
Quyết định số 13/2007/QĐ-BTNMT ngày 04/9/2007 Ban hành quy định về việc điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất hết hiệu lực ngày 10/2/2019. (Bị chấm dứt hiệu lực bởi Thông tư số 34/2018/TT-BTNMT quy định về điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất).
 
Quyết định số 14/2007/QĐ-BTNMT ngày 04/9/2007 ban hành quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng hết hiệu lực ngày 12/2/2018. (Bị thay thế bởi Thông tư 72/2017/TT-BTNMT về quy định việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng).
 
Thông tư số 02/2009/TT-BTNMT ngày 19/3/2009 quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước hết hiệu lực ngày 01/3/2018. (Bị thay thế bởi Thông tư 76/2017/TT-BTNMT về quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ).
 
Thông tư liên tịch số 118/2008/TTLT-BTC-BTNMT ngày 12/5/2008 hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp đối với hoạt động quản lý tài nguyên nước hết hiệu lực ngày 6/2/2018. (Bị thay thế bởi Thông tư 136/2017/TT-BTC về quy định lập, quản lý, sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường).
Chi tiết Quyết định số 244/QĐ-BTNMT xin mời xem tại đây
Nguồn: Theo http://dwrm.gov.vn

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH NỘI DUNG, BIỂU MẪU BÁO CÁO TÀI NGUYÊN NƯỚC

Căn cứ Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;

Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định nội dung, biểu mẫu báo cáo tài nguyên nước.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định nội dung, biểu mẫu báo cáo tài nguyên nước, bao gồm: báo cáo tài nguyên nước quốc gia, báo cáo chuyên đề về tài nguyên nước, báo cáo sử dụng tài nguyên nước và báo cáo hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

1. Các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương, địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc lập báo cáo tài nguyên nước quốc gia, báo cáo chuyên đề về tài nguyên nước, báo cáo sử dụng tài nguyên nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

2. Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành các công trình khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất, xả nước thải vào nguồn nước đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tài nguyên nước.

Điều 3. Kỳ báo cáo và chế độ báo cáo tài nguyên nước

1. Kỳ báo cáo được quy định như sau:

a) Định kỳ năm (05) năm một lần đối với báo cáo tài nguyên nước quốc gia;

b) Định kỳ hằng năm đối với báo cáo chuyên đề về tài nguyên nước, báo cáo sử dụng tài nguyên nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

c) Định kỳ hằng năm đối với báo cáo hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước của tổ chức, cá nhân đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép tài nguyên nước.

2. Chế độ báo cáo quy định như sau:

a) Đối với báo cáo tài nguyên nước quốc gia và báo cáo chuyên đề về tài nguyên nước: hoàn thành việc xây dựng báo cáo trước ngày 01 tháng 7 của năm tiếp theo sau kỳ báo cáo;

b) Đối với báo cáo sử dụng tài nguyên nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30 tháng 01 của năm tiếp theo;

c) Đối với báo cáo hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước: gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và gửi về Cục Quản lý tài nguyên nước đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30 tháng 01 của năm tiếp theo. Trường hợp tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tài nguyên nước trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì thực hiện việc báo cáo theo quy định của Thông tư này;

d) Báo cáo quy định tại điểm b khoản này được gửi đồng thời bằng văn bản và tệp báo cáo tới hộp thư điện tử của Cục Quản lý tài nguyên nước; báo cáo quy định tại điểm c khoản này được gửi bằng tệp báo cáo tới hộp thư điện tử của Cục Quản lý tài nguyên nước và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố nơi xây dựng công trình.

Thông tư 31/2018/TT-BTNMT( nguồn: thuvienphapluat.vn)

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Ngày 24/01/2019 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 05/2019/QĐ-TTg bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ quyết định bãi bỏ toàn bộ 39 văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

- Quyết định số 734/TTg ngày 06 tháng 9 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách.

- Quyết định số 64/1998/QĐ-TTg ngày 21 tháng 3 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc giảm tiền mua nhà ở cho một số đối tượng khi mua nhà ở đang thuê thuộc sở hữu nhà nước.

- Quyết định số 153/1999/QĐ-TTg ngày 15 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển muối.

- Quyết định số 176/1999/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu.

- Quyết định số 97/2003/QĐ-TTg ngày 14 tháng 5 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng cục Du lịch giai đoạn 2003 - 2005.

- Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

- Quyết định số 175/2003/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010”.

- Quyết định số 25/2004/QĐ-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển hoạt động văn hóa - thông tin vùng Tây Nguyên đến năm 2010”.

- Quyết định số 100/2005/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển thể dục thể thao ở xã, phường, thị trấn đến năm 2010.

- Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010.

- Quyết định số 121/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2006 - 2010.

- Quyết định số 213/2006/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý công sở các cơ quan hành chính nhà nước.

- Quyết định số 226/2006/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công và lễ khánh thành công trình xây dựng.

- Quyết định số 229/2006/QĐ-TTg ngày 12 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về yêu cầu quy hoạch xây dựng công sở cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

- Quyết định số 03/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Soạn thảo.

- Quyết định số 05/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

- Quyết định số 73/2007/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chế độ bồi dưỡng đối với những người trực tiếp tham gia cưỡng chế thi hành án dân sự.

- Quyết định số 125/2007/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2006 - 2010.

- Quyết định số 165/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định tạm thời tiêu chuẩn thanh tra viên chuyên ngành xây dựng quận, huyện và xã, phường, thị trấn tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

- Quyết định số 13/2008/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

- Quyết định số 84/2008/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam.

- Quyết định số 141/2008/QĐ-TTg ngày 22 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý trụ sở, nhà làm việc các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Quyết định số 37/2009/QĐ-TTg ngày 06 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án điều chỉnh giá cước dịch vụ thư cơ bản (thư thường) trong nước đến 20 gram.

- Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam.

- Quyết định số 132/2009/QĐ-TTg ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý tài chính đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 13/2008/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.

- Quyết định số 80/2010/QĐ-TTg ngày 09 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về miễn phí xây dựng.

- Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012-2015.

- Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2013-2015.

- Chỉ thị số 30/1999/CT-TTg ngày 26 tháng 10 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về công tác quy hoạch và quản lý xây dựng đô thị.

- Chỉ thị số 09/2003/CT-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về công tác thiết kế đô thị.

- Chỉ thị số 19/2003/CT-TTg ngày 11 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức lập quy hoạch xây dựng đô thị và quản lý xây dựng theo quy hoạch.

- Chỉ thị số 08/2004/CT-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thi hành Luật Xây dựng.

- Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg ngày 04 tháng 02 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với Đạo Tin lành.

- Chỉ thị số 34/2006/CT-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Nhà ở.

- Chỉ thị số 35/2006/CT-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý.

- Chỉ thị số 11/2007/CT-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Kinh doanh bất động sản.

- Chỉ thị số 14/2007/CT-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị.

- Chỉ thị số 09/2008/CT-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị.

Đồng thời, bãi bỏ khoản 1 Chỉ thị số 17/2005/CT-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh các hoạt động tiêu cực trong quán bar, nhà hàng karaoke, vũ trường.

Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 3 năm 2019./.

Quyết định 05/2019/QĐ-TTg

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Tảng băng trôi khổng lồ được các nhà khoa học đặt tên là B-46, có diện tích lên tới 225km2, lớn hơn cả khu vực Manhattan (New York, Mỹ), theo ước tính của US National Ice Center.

B-46 được các chuyên gia thuộc Chiến dịch IceBridge của NASA phát hiện vào cuối tháng 10/2018 khi vỡ ra từ sông băng đảo Pine, thuộc Nam Cực.

 Theo NASA, tảng băng khổng lồ này có thể không tồn tại lâu.
Theo NASA, tảng băng khổng lồ này có thể không tồn tại lâu. (Ảnh: Brooke Medley/NASA).

Đây là một phần trong chiến dịch dài hơi của NASA nhằm thu thập số liệu về băng trôi, sông băng và những khu vực quan trọng trong các thềm băng trên Trái đất.

Trước đó, vết nứt tạo nên B-46 lần đầu tiên được các nhà khoa học chú ý vào cuối tháng 9/2018 và chỉ khoảng một tháng sau đó tảng băng mới chính thức vỡ ra.

Tuy nhiên, theo NASA, tảng băng khổng lồ này có thể không tồn tại lâu. Thông qua những hình ảnh thu được từ vệ tinh và các máy bay của IceBridge, B-46 bắt đầu xuất hiện dấu hiệu tan vỡ.

Trước đó chỉ ít ngày, NASA cũng tiết lộ rằng các chuyên gia thuộc IceBridge đã phát hiện ra một tảng băng trôi khổng lồ có hình dáng vô cùng đặc biệt ở Nam Cực trong một chuyến bay nghiên cứu hôm 16/10.

Tảng băng trôi có hình thang với ba cạnh vuông vức, có kích thước 900x1.500m được cho là được "sinh ra" tại thềm băng Larsen C, vào tháng 7/2017 từ tảng băng A-68 khổng lồ có kích thước lên tới trên 5.000km2.

Sông băng đảo Pine "sinh ra" các tảng băng trôi cỡ lớn với chu kỳ trung bình sáu năm một lần. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tần suất xuất hiện này đang rút ngắn một cách nhanh chóng với những tảng băng trôi cỡ lớn được ghi nhận vào các năm 2013, 2015, 2017 và 2018.

Đảo Pine và Thwaites là hai trong số sáu sông băng ở Nam Cực. Theo nghiên cứu của NASA, hai sông băng này là nguyên nhân của khoảng 1mm nước biển dâng toàn cầu trong mỗi thập kỷ, với lượng băng tan chảy qua sông băng đang tăng cao trong những năm gần đây.

Theo một nghiên cứu khác của các nhà khoa học thuộc Đại học Leeds (Anh), mực nước biển đang dâng cao nhanh gấp ba lần trong 25 năm qua vì hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Các nhà khoa học ước tính lượng băng mất đi ở Nam cực đã khiến mực nước biển tăng lên gần 8mm kể từ năm 1992, trong đó 40% mức tăng này xảy ra trong năm năm qua.

Nguồn: Theo khoahoc.tv và báo Tuổi Trẻ

 

Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực

Chính phủ ban hành Nghị định 136/2018/ NĐ-CP sử đổi một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Theo đó, NĐ 136 này sửa đổi điều kiện để được cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất tại Nghị định 60/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
 
Cụ thể, tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất phải có đủ các điều kiện sau đây:
 
1- Có quyết định thành lập tổ chức của cấp có thẩm quyền hoặc một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với nhóm cá nhân, hộ gia đình do cơ quan có thẩm quyền cấp.
 
2- Người đứng đầu tổ chức (Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc) hoặc người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hành nghề (người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật) phải đáp ứng các điều kiện sau:
 
- Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô nhỏ, có trình độ chuyên môn tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các ngành địa chất (địa chất thăm dò, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa kỹ thuật), khoan hoặc công nhân khoan có tay nghề bậc 3/7 hoặc tương đương trở lên (bỏ quy định có ít nhất 4 năm kinh nghiệm liên tục trong lĩnh vực hành nghề); đã trực tiếp tham gia thiết kế, lập báo cáo hoặc thi công khoan ít nhất 3 công trình khoan nước dưới đất (quy định cũ thi công khoan ít nhất 5 công trình khoan nước dưới đất).
 
Trường hợp không có một trong các văn bằng quy định nêu trên thì đã trực tiếp thi công ít nhất 5 công trình (quy định cũ trực tiếp thi công ít nhất 10 công trình) khoan nước dưới đất (bỏ quy định phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm liên tục trong lĩnh vực hành nghề).
 
- Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa, phải đáp ứng điều kiện có trình độ chuyên môn tốt nghiệp trung cấp trở lên (quy định cũ có trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học trở lên) thuộc các ngành địa chất (địa chất thăm dò, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa kỹ thuật), khoan; đã trực tiếp tham gia lập đề án, báo cáo thăm dò, thiết kế hệ thống giếng khai thác hoặc chỉ đạo thi công ít nhất 3 công trình (quy định cũ 5 công trình) khoan nước dưới đất có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm trở lên.
 
- Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô lớn, phải đáp ứng điều kiện có trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các ngành địa chất (địa chất thăm dò, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa kỹ thuật), khoan (bỏ quy định có ít nhất 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề); đã trực tiếp tham gia lập đề án, báo cáo thăm dò, thiết kế hệ thống giếng khai thác hoặc chỉ đạo thi công ít nhất 3 công trình khoan nước dưới đất có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên.
 
Nghị định cũng sửa đổi điều kiện đối với đội ngũ cán bộ chuyên môn của tổ chức tham gia thực hiện đề án, dự án điều tra cơ bản, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước.
 
Cụ thể, có cán bộ được đào tạo các chuyên ngành liên quan đến nước mặt, nước biển (thủy văn, hải văn, thủy văn công trình, thủy văn môi trường, kỹ thuật tài nguyên nước), nước dưới đất (địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình, khoan thăm dò, địa vật lý, địa kỹ thuật), môi trường (khoa học môi trường, công nghệ môi trường, kỹ thuật môi trường, quản lý môi trường), quản lý tài nguyên nước hoặc các chuyên ngành đào tạo khác có liên quan đến tài nguyên nước. Cơ cấu cán bộ chuyên môn phải phù hợp với nội dung cụ thể của từng đề án, dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước; dự án lập quy hoạch tài nguyên nước.
 Nghị định 136/2018/NĐ-CP
Nguồn tin: dwrm.gov.vn và voh.com.vn

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
Nguồn tài nguyên thiên nhiên từ các tầng chứa nước ngầm là rất quan trọng đối với nhu cầu cơ bản của hơn 1,5 tỷ người trên toàn thế giới, bao gồm cả những người sống ở miền Tây Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, việc khai thác quá nhiều nước ngầm, kết hợp với hạn hán đã khiến một số tầng chứa nước bị mất vĩnh viễn công suất lưu trữ cần thiết để duy trì tầng chứa nước này.
Với hy vọng cung cấp cho các nhà quản lý tài nguyên nước các công cụ tốt hơn để giúp duy trì và bảo vệ các tầng chứa nước, một nhóm các nhà khoa học đang sử dụng công nghệ mới nhất để quan sát và đo lường bên dưới bề mặt Trái đất bằng công nghệ không gian hiện đại nhất (ASU) và Phòng thí nghiệm Jet Propulsion (JPL). 
 
Họ đã tập trung nỗ lực vào nghiên cứu một trong những hệ thống tầng chứa nước lớn nhất thế giới, nằm trong Thung lũng Trung tâm của California, Hoa Kỳ bằng việc đo lượng nước ngầm và dung lượng lưu trữ của nó. Kết quả của những phát hiện gần đây nhất  đã đưa ra những đột phá mới trong nghiên cứu tài nguyên nước và đã được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu tài nguyên nước tháng 7/2018.
 
Đo đạc nước dưới đất từ trên không gian 
 
Central Valley – Thung lũng trung tâm của California là một trung tâm nông nghiệp lớn có diện tích khoảng hơn 50.000 km2, tạo ra hơn 25% nông nghiệp của Mỹ, với giá trị ước tính 17 tỷ đô la mỗi năm.
 
Ngoài cây trồng nông nghiệp, hệ thống tầng chứa nước của thung lũng California cung cấp một lượng nước cần thiết cho người dân và vùng đất ngập nước, cung cấp khoảng 20% nhu cầu nước ngầm của Hoa Kỳ. Với sự kết hợp giữa tăng dân số và hạn hán, các tầng chứa nước này được xếp hạng là một trong những hệ thống tầng chứa nước bị áp lực nhất trên thế giới.
 
Trong khi các nghiên cứu trước đây về tài nguyên nước và hạn hán tập trung chủ yếu vào các phép đo động lực nước ngầm ở độ phân giải thấp hoặc quy mô địa phương, nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà khoa học về thăm dò không gian và đất của Đại học Arizona (ASU ) là Chandrakanta Ojha, Manoochehr Shirzaei và Susanna Werth, Donald Argus và Thomas Farr thuộc Phòng thí nghiệm Jet Propulsion (JPL) đã tiến hành nghiên cứu áp dụng một công nghệ không gian cho công trình nghiên cứu của họ.
 
Họ đã sử dụng các tính năng thu thập dữ liệu của một số công nghệ viễn thám Trái đất dựa trên các vệ tinh hiện có để có được độ phân giải cao hơn và phù hợp hơn về hệ thống tầng chứa nước của Thung lũng Trung tâm California ở các thời điểm đo đạc khác nhau và tiến hành so sánh so với các số liệu trước đây.
 
Từ phân tích này, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng từ năm 2007 đến năm 2010, đã có sự sụt lún đáng kể bề mặt đất ở khu vực phía nam của Thung lũng Trung tâm. Trong thực tế, trong một khoảng thời gian ba năm, đã có sụt gần 32 inch, một sự suy giảm mà thông thường phải mất hàng thập kỷ. Các phép đo radar từ vệ tinh cho thấy sự biến mất của các lớp đất sét gây ra hiện tượng sụt lún đất ở trên bề mặt của các tầng chứa nước ngầm ở Thung lũng Trung Tâm. Điều đáng ngạc nhiên nhất của nghiên cứu phát hiện ra là trong giai đoạn từ 2007 đến năm 2010 có tới 2% dung lượng nước lưu trữ bị mất hoàn toàn khi các lớp đất sét bị nén chặt lại và không còn khả năng tái lưu trữ. Khả năng lưu trữ đó không thể hồi phục thông qua việc tái bổ sung nguồn nước ngầm một cách tự nhiên, do vậy vào mùa mưa sẽ có ít không gian để lưu trữ nước ngầm và nguồn nước ngầm sẽ trở nên khan hiếm hơn vào mùa khô và những thời điểm hạn hán.
Mực nước ngầm sụt giảm vài mét tại hầu hết 1600 giếng quan sát trên khắp Thung lũng Trung tâm, giai đoạn  2007-2010. 
 
Vệ tinh mới để đo lường tác động của hạn hán
 
Các bước tiếp theo cho nhóm  sẽ tập trung vào giai đoạn hạn hán ở California  thời kì năm 2012 đến năm 2016, thời kì gây áp lực lớn hơn cho tầng chứa nước ở Thung lũng Trung tâm so với giai đoạn hạn hán từ 2007 đến 2010.
 
Ông Maggie Benoit - Giám đốc chương trình Khoa học Trái đất của Quỹ Khoa học Trái đất, đơn vị tài trợ cho nghiên cứu cho biết: “Thời kỳ hạn hán có ảnh hưởng lâu dài đến nguồn cung cấp nước ngầm và tạo ra những thách thức lớn cho quản lý nước ngầm. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang phát triển các phương pháp mới để theo dõi mực nước ngầm bằng cách sử dụng các phép đo dựa trên vệ tinh bề mặt Trái Đất, cung cấp một bức tranh toàn diện hơn về sức khỏe của nguồn nước ngầm quốc gia."
 
Nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ mở rộng nghiên cứu mà họ đang thực hiện ở California đến Arizona và các khu vực khác ở phía tây nam khô cằn của Hoa Kỳ để có được sự so sánh và kiểm nghiệm tích hiệu quả cũng như phổ biến công nghệ nghiên cứu hiện đại này trước mắt là trên lãnh thổ Hoa Kỳ với nhiều vùng khí hậu, địa lý và điều kiện địa chất thủy văn cũng như phương pháp quản lý tài nguyên nước khác nhau.
 
Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà chức trách và người ra quyết định quản lý chính xác tài nguyên nước và kế hoạch phân phối nước trong tương lai. “Các nhà quản lý nước cần biết về các quá trình không thể đảo ngược, những hiện tượng đang mất đi và không có khả năng hồi phục đang diễn ra và cách hành động để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng trong tương lai” – Đại diện nhóm nghiên cứu cho biết.

Nguồn tin: dwrm.gov.vn và www.sciencedaily.com

Search

Search