Tin tức

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Các trầm tích đệ tứ vùng đồng bằng Bắc Bộ được phân chia thành 2 tầng chứanước chính. Theo thứ tự từ trên xuống, tầng chứa nước Holocene nằm ở phía trên vàtầng Pleistocene nằm ở phía dưới. Trên cơ sở kết quả quan trắc tài nguyên nước dướiđất, diễn biến tài nguyên nước dưới đất được phân tích, đánh giá để dự báo cho Tháng12 và tháng 1. Kết quả được thể hiện chi tiết như sau:

I. Tổng quan diễn biến mực nướcI.

1. Tầng chứa nước Holocene (qh)

Diễn biến mực nước dưới đất tháng 11 so với trung bình tháng 10: nhìn chungmực nước có xu thế hạ thấp trên toàn đồng bằng với giá trị trung bình là 0,21m. Dothời gian này là đầu mùa khô nên trong tháng 11 có 29/41 công trình quan trắc mựcnước hạ thấp phân bố hầu hết trên đồng bằng, 7 công trình có mực nước biến độngkhông đáng kể và chỉ có 5 công trình quan trắc mực nước dâng cao. Giá trị mực nướchạ thấp nhất là 1,13m tại phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội (Q.67) và dângcao nhất là 0,21m tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Q.10M1) .

Mực nước trung bình tháng nông nhất là 0,18m trên mặt đất tại phường HoàngLiệt, Quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội (Q.65) và sâu nhất là 11,34m tại phường Tứ Liên,quận Tây Hồ, TP. Hà Nội (Q.67).

BB_S__din_bin_mc_nc_di_t_trung_bnh_thng_11_tng_qhSơ đồ diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 11 tầng qh

Nguồn: Trung tâm điều tra và quy hoạch tài nguyên nước quốc gia

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Dân số tăng nhanh, kinh tế ngày càng phát triển khiến nhu cầu nước gia tăng nhanh. Tuy nhiên, nguồn nước đang tiếp tục bị suy giảm, một số lưu vực sông đã bị khai thác quá mức; Cạnh tranh, mâu thuẫn trong sử dụng nguồn nước ngày càng tăng… đã và đang là những thách thức lớn mà Việt Nam đang phải đối mặt.

Theo báo cáo tổng kết ngành tài nguyên – môi trường nếu tính theo tiêu chuẩn quốc tế thì riêng trong những tháng mùa khô đã có nhiều lưu vực sông đang bị khai thác ở mức căng thẳng như sông Mã, sông Hương, sông Đồng Nai…

Bên cạnh đó,  Bộ Tài nguyên và Môi trường còn đưa ra cảnh báo tuy không mới nhưng có thể sẽ còn tác động không nhỏ đến đời sống của nhiều người dân: nguồn nước dưới đất (nguồn nước ngầm) tại  một số khu vực bị khai thác quá mức, một số khu vực bị suy giảm liên tục và chưa có dấu hiệu hồi phục; Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng cả về mức độ, quy mô; Rừng đầu nguồn bị suy giảm làm giảm nguồn sinh thủy là nguyên nhân chính góp phần làm cho nguồn nước cạn kiệt, thiếu nước trong mùa khô và gia tăng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất trong mùa mưa.

Thực tế thời gian vừa qua, tình trạng biến đổi khí hậu và nước biển dâng, xâm nhập mặn đã tác động mạnh tới hoạt động nuôi trồng của người dân nhiều vùng trên cả nước, gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp Việt Nam trong năm 2016 là rất lớn.

Ảnh minh họa

Cũng theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, điều rất đáng lo ngại chính là tình trạng suy thoái đất diễn ra nhanh dưới tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dân, trong đó tình trạng sa mạc hóa ở các tỉnh Nam Trung bộ và tình trạng sụt lún làm ngập lụt vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ ảnh hưởng lớn đến tình hình phát triển kinh tế-xã hội nếu không có hành động kịp thời.

Dự báo, thời gian tới vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 828.000 héc ta đất bị nhiễm nặm, hơn 400 héc ta đết bị nhiễm phèn, các tỉnh chịu ảnh hưởng nhiều nhất là Kiên Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh, An Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Long An. Vùng trung du và miền núi Bắc bộ có gần 2,3 triệu héc ta bị suy thoái, có nguy cơ trượt lở. Vùng duyên hải Nam Trung bộ có gần 56.000 héc ta đất bị nhiễm mặn, 759.000 héc ta bị hoang hóa, sa mạc hóa (riêng huyện Tuy Phong, Bắc Bình tình Bình Thuận diện tích cồn cát và đất cát hoang hóa khoảng 35.000 héc ta).

Bình quân lượng nước theo đầu người hiện nay mới đạt 3.400m3/người/năm và dự kiến đến năm 2025 giảm còn 2.830 m3/người/năm, trong khi đó theo Hội Tài nguyên nước quốc tế (IWRA) thì bình quân đầu người dưới 4.000 m3/người/năm là quốc gia thiếu nước. Ngay cả ĐBSCL, nơi chiếm khoảng 61% lượng nước cũng đang phải đối mặt với những thách thức lớn do các quốc gia phía thượng nguồn phát triển thủy điện trên dòng chính và dòng nhánh.

Năm 2017, biến đổi khí hậu diễn ra nhanh hơn so với dự kiến gây ra các hiện tượng thiên tai bất thường làm thiệt thiệt hại về người và tài sản, tài nguyên suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục gia tăng, có nơi nghiêm trọng, đa dạng sinh học suy giảm, nguy cơ mất cân bằng sinh thái đang diễn ra trên diện rộng, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội, sức khoẻ và đời sống người dân.

Nguồn tin: moitruong.net.vn

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Từ chỗ phải phụ thuộc vào nguồn nước mua từ Malaysia, Singapore đã tìm cách trữ nước mưa, tái sử dụng nước, lọc nước biển... sẵn sàng cho tương lai không còn lệ thuộc vào nguồn nước từ láng giềng.

Theo tính toán của Cơ quan Nước quốc gia Singapore (PUB), đến năm 2060, riêng chương trình tái sử dụng nước (NEWater) sẽ đáp ứng được 85% nhu cầu tiêu thụ nước của Singapore.
 Mở chai nước NEWater dung tích 330ml, ông George Madhavan, giám đốc bộ phận 3P (People - Public - Private: con người - hạ tầng - tư nhân) thuộc PUB, mời chúng tôi uống đồng thời đưa chai nước lên miệng uống mấy ngụm, ông Madhavan hỏi: “Anh thấy nước trong chai này thế nào?”.
 Nuốt ngụm nước xong, nhìn chai nước chúng tôi hơi ngạc nhiên khi hình như không nhìn thấy chai nước tương tự trên các kệ hàng trong siêu thị và cửa hàng tiện dụng.
 “Chúng tôi không bán loại nước này vì đây là nguồn dự trữ của đất nước trong tương lai” - ông tiết lộ.

Khu dự trữ nước MacRitchie nằm trong vườn quốc gia vừa là nơi mọi người tập chèo kayak, đi bộ, chạy bộ xung quanh hồ

 Mỗi giọt nước 
dùng hai lần
 “Chai nước các anh uống cũng là loại nước tương tự mà Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon đã từng uống khi ông ấy tới thăm Trung tâm NEWater năm 2012” - ông Madhavan kể. Hồi đó sau khi nghe thuyết trình, tham quan và uống nước NEWater, khi về ông Ban Ki Moon cầm theo hai chai.
 Báo chí Singapore kể lại sau khi đã phát biểu tại buổi chiêu đãi của Thủ tướng Lý Hiển Long, khen ngợi những thành tích phát triển của Singapore trong đó có việc lưu trữ, tái sử dụng và lọc nước, ông Ban Ki Moon đề nghị mọi người nâng cốc cho các thành tựu này.
 Người phục vụ bưng khay có hai ly rượu nhanh chóng tiến về phía ông Ban Ki Moon và Thủ tướng Lý Hiển Long.
 Đúng lúc này ông Ban Ki Moon móc trong túi áo ra hai chai nước NEWater, một đưa cho ông Lý Hiển Long, một giữ cho mình. Một bức ảnh đăng trên báo Singapore cho thấy một góc là ông Ban Ki Moon, góc kia là ông Lý Hiển Long cùng cầm trên tay hai chai nước để nâng cốc chúc mừng.
 Theo ông Madhavan, NEWater là nước được lọc, tái lọc và xử lý bằng tia cực tím từ nguồn nước mưa lưu trữ ở các hồ trữ nước, nước thu lại từ các hộ dân, nhà máy... đảm bảo đủ tiêu chuẩn để uống được.
 “Chúng tôi dùng thuật ngữ “nước đã qua sử dụng” thay cho khái niệm “nước thải” để tránh những cảm giác không cần thiết và quan trọng hơn là người dân hiểu rằng nước dù đã tắm rửa, giặt giũ... cũng là một nguồn tài nguyên của đất nước, hoàn toàn có thể tái sử dụng”.
 Nước đã qua sử dụng từ các hộ gia đình, nhà máy được thu lại qua hệ thống ống ngầm nằm sâu dưới mặt đất từ 20-55m (sâu hơn cả hệ thống metro) rồi đưa về các nhà máy tái chế để xử lý, thanh lọc bằng bộ vi lọc, bộ thẩm thấu, khử trùng bằng tia cực tím.
 Ông Madhavan khẳng định nước NEWater hoàn toàn có thể uống được nhưng PUB không bán ra bên ngoài mà bơm ngược lại cung cấp cho các nhà máy ở phía bắc, vào mùa khô khoảng 2,5% nhu cầu sử dụng của cả quốc đảo được PUB bơm nước NEWater vào các hồ chứa để dự trữ.
 Đến năm 2060, chỉ riêng chương trình NEWater sẽ đáp ứng khoảng 85% nhu cầu tiêu thụ của cả nước.
 Chủ động nguồn nước 
là bảo vệ chủ quyền
 Cuối những năm 1960, hệ thống các hồ nước trên toàn bộ quốc đảo bị ô nhiễm nặng, tràn ngập rác, chỉ còn vài hồ nước sạch và toàn bộ nước dùng phải mua của Malaysia.
 Chính quyền Singapore quyết định dọn dẹp sạch các hồ chứa, tạo thêm các hồ mới để trữ nước ngọt, sạch và nước mưa, đưa toàn bộ khu vực canh tác nông nghiệp, các trang trại nuôi gia cầm về phía đông. Đến cuối những năm 1980, toàn bộ quy trình làm sạch môi trường nước này hoàn thành.
 “Điều may mắn của chúng tôi là chỉ có một PUB quản lý toàn bộ những gì liên quan đến nước nên mọi việc đều trơn tru, nhanh chóng” - ông Madhavan chia sẻ.
 Đến nay Singapore đã có 17 hồ chứa nước, hơn 8.000km cống thoát nước mưa dồn về các hồ nước vừa trữ nước vừa điều tiết lượng nước mưa tránh ngập lụt.
 Trong các hồ chứa thì hồ chứa nhân tạo Marina với tổng số tiền đầu tư lên đến hơn 226 triệu SGD (khoảng 160 triệu USD) là quan trọng nhất khi tạo nên một cảnh quan thiên nhiên mới, môi trường nước sạch và nâng diện tích vùng giữ nước ngọt của Singapore từ 1/2 lên 2/3 diện tích cả nước.
 Singapore vẫn đang mua 250 triệu gallon nước (khoảng 1,14 triệu m3) mỗi ngày, tương đương 60% lượng nước cần thiết, từ sông Johor ở Malaysia.
 Thỏa thuận này sẽ kết thúc vào năm 2061 và dự kiến đến khi đó Singapore sẽ tự chủ được 80% lượng nước cần thiết nhờ khử mặn nước biển và xử lý nước thải.
 “Điều quan trọng là chúng tôi muốn người dân Singapore phải hiểu, quý trọng và tiết kiệm nguồn tài nguyên nước của mình. Chúng tôi từng học bài học xương máu về việc bị động nguồn nước nên rất trân quý những gì mình đang có” - ông Madhavan nhắc lại lịch sử.
 Đó là khi quân Nhật bao vây Singapore năm 1942, họ cho nổ tung các đường ống dẫn nước từ Malaysia để quân lính chết khát, suy yếu khả năng chiến đấu.
 Đến năm 1965, khi Singapore sắp rời khỏi liên bang Malaysia, thủ tướng Malaysia lúc đó là Tunku Abdul Rahman nhắn với cao ủy Anh tại Singapore nếu Singapore không làm theo ý ông thì ông sẽ khóa van dẫn nước sang Singapore.
 “Chúng tôi phải làm mọi cách để chủ động nguồn nước của mình, điều đó đồng nghĩa với việc bảo vệ được chủ quyền” - ông Madhavan tâm đắc.
Trung bình mỗi ngày Singapore tiêu thụ khoảng 1,62 triệu m3 nước, trong đó phục vụ nhu cầu sinh hoạt gia đình chiếm khoảng 45%. PUB tính toán đến năm 2060 con số này sẽ tăng gấp đôi.
 Hiện Singapore có bốn nguồn cung cấp nước: nhập từ Johor (Malaysia), nước dự trữ từ các hồ chứa, NEWater và nước lọc từ nước biển.
 Trong đó mô hình dùng nước lọc từ nước biển chỉ chiếm một phần nhỏ nhưng lại sử dụng công nghệ màng thẩm thấu ngược tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, chi phí.
 Singapore là quốc gia có nhà máy xử lý nước biển bằng công nghệ thẩm thấu ngược lớn nhất châu Á, có thể xử lý đến 100 triệu gallon nước biển/ngày, đáp ứng khoảng 25% nhu cầu của người dân quốc đảo này.

Nguồn tin: tuoitre.vn

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

                                                                                        

TS Đỗ Tiến Hùng: Tổng Hội ĐCVN 

                                                                KS Lê Tứ Hải: GĐ Liên Hiệp KH Địa chất nước khoáng.

                                                                        Những người tham gia: KS Nguyễn Minh Tuấn

                                                                                        CN Nguyễn Thị Diệu Linh.

        Đây là những khái niệm không mới khi mà chúng ta thấy biến đổi khí hậu, các dòng sông xuất phát từ nước ngoài bị chặn lại làm thủy điện, thủy lợi ở các nước đầu nguồn gây ra cho chúng ta không chủ động được nguồn nước, hạn hán, xâm nhập mặn, các nguồn nước bị ô nhiễm làm cho từ đời sống con người và tất cả các ngành nghề liên quan đến nguồn nước đều bị rối loạn, thậm chí mất hẳn. An ninh nguồn nước còn có thể liên quan đến mọi sự phát triển của xã hội, an ninh quốc phòng thậm chí có thể ảnh hưởng tới cả sự tồn vong của đất nước.

       Để giảm thiểu, tiến tới không bị tác động xấu vào mọi mặt đời sống, xã hội, chúng ta cần chủ động hạn chế tiến tới ngăn chặn ảnh hưởng xấu của an ninh nguồn nước.

       Các giải pháp để giữ an ninh nguồn nước cơ bản gồm:

  • Giữ, bảo vệ không để ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, nước biển…
  • Chủ động bảo vệ, giữ gìn, dự trữ nguồn nước.
  • Bổ sung nguồn nước:
    • - Dẫn, điều hòa nguồn nước từ nơi có nguồn đến nơi khan hiếm.
    • - Các phương pháp bổ sung nhân tạo trữ lượng nước dưới đất.
    • - Tạo mưa nhân tạo…
  • Xây dựng ý thức tiết kiệm nước cho nhân dân.
  •  Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tái tạo nguồn nước đã qua sử dụng.
  • Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ khử mặn nước biển để cấp nước cho đời sống …
  • Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sử dụng nước tiết kiệm trong đời sống con

người và các lĩnh vực sản xuất.

  •  Giáo dục ý thức sử dụng nguồn nước tiết kiệm, vì cộng đồng cho mọi người dân để góp phần sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn nước.

       Để giữ được an ninh nguồn nước, không chỉ nhà nước, các cơ quan quản lý liên quan, mà cần toàn dân nhận thức được vấn đề này, thậm chí phải có sự phối hợp, giúp đỡ của các nước trong khu vực và thế giới.

Trong khuôn khổ một bài viết ý kiến tham luận trong hội thảo, chúng tôi xin tập trung ý kiến vào hai vấn đề:

- Bổ sung nhân tạo trữ lượng khai thác nước dưới đất.

- Chủ động bảo vệ, giữ gìn, dự trữ nguồn nước.

I- Các phương pháp bổ sung nhân tạo trữ lượng nước dưới đất (nhằm góp phần điều tiết nguồn nước mặt, nước mưa, giảm khó khăn do khô hạn cho các tỉnh  miền núi, trung du, và các đồng bằng lớn ở việt nam)

     Thiếu nước ngọt cho sinh hoạt của loài người, cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và phát triển kinh tế nói chung là vấn đề toàn cầu đang quan tâm.

      Nguyên nhân cơ bản thiếu nước được đánh giá do:

- Dân số tăng nhanh.

- Các ngành sản xuất phát triển đòi hỏi nguồn nước cung cấp ngày càng nhiều.

- Biến đổi khí hậu làm thay đổi lượng mưa, vùng mưa tạo nên những vùng bị ngập úng lũ lụt, vùng bị khô hạn.

- Ý thức dùng nước tiết kiệm, hiệu quả của nhiều người chưa cao....

- Sự can thiệp vào lưu lượng dòng chẩy của các quốc gia phía thượng lưu các dòng sông qua nhiều quốc gia.

     Những vùng có đặc điểm địa lý, địa chất  như các tỉnh miền nam Trung bộ, Tây nguyên và đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam là những vùng chịu ảnh hưởng nhanh, trực tiếp và hậu quả nặng nề nhất như chúng ta đã và đang thấy.

      Để khắc phục khó khăn do khô hạn, nhằm góp phần điều tiết nguồn nước giữa các mùa, cùng với việc xây dựng và bảo dưỡng, nâng cấp các công trình thủy lợi truyền thống như Bộ NN&PTNT và các tỉnh đã và đang làm, còn một số các phương pháp bổ sung nhân tạo trữ lượng nước dưới đất, góp phần điều tiết nước mưa, nước mặt mùa mưa, tăng trữ lượng nước ngầm để khai thác vào mùa khô.

       Các phương pháp bổ sung nhân tạo trữ lượng nước dưới đất là dùng các biện pháp  kỹ thuật chuyển một phần nước mặt nhạt, nước mưa thành nước dưới đất, các phương pháp này giúp:

-         Giảm suy kiệt ở những vùng có các công trình khai thác công nghiệp khai thác quá khả năng bổ sung trữ lượng động tự nhiên, chống ô nhiễm nguồn nước ngọt.

-         Tăng trữ lượng nước ngầm cho vùng khô hạn.

-         Chống thoát nước ngầm từ tầng chứa ra sông, suối, ra biển.

-         Giảm dòng chảy của sông, suối ra biển mùa khô.

-         Ngăn sự xâm nhập của nước mặn vào tầng chứa nước ngọt.

-         Rửa mặn, ngọt hóa tầng chứa…

     Các phương pháp bổ sung nhân tạo trữ lượng nước dưới đất đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng có hiệu quả từ lâu, thậm chí áp dụng trên các vùng diện tích rộng, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, còn ở Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có công trình nào được thi công thực tế mà mới chỉ có các bài báo, các trang website các giáo trình dịch của nước ngoài hay sách giáo khoa của các trường Đại học chuyên nghiệp đề cập đến vấn đề này(1)  ngoài ra có một số đề tài nghiên cứu về lý thuyết, hay xây dựng thử nghiệm với quy mô nhỏ đã được xây dựng(2).

       Tới đây, nếu vấn đề các phương pháp bổ sung nhân tạo trữ lượng nước dưới đất được Chính phủ, Bộ NN&PTNT và các Bộ Ngành liên quan, các Địa phương quan tâm là một biện pháp thực tế được triển khai như các biện pháp thủy lợi khác thì chắc chắn kết quả của các phương pháp này sẽ góp phần giảm khó khăn về nguồn nước về mùa khô cho các tỉnh miền Trung, từ kết quả thực tế này, khi có điều kiện kinh tế, kỹ thuật, chúng ta phát triển rộng ra góp phần giảm khó khăn về nguồn nước cho các vùng khác của đất nước.

Một số phương pháp BSNTTLNN phù hợp với các đặc điểm địa hình, địa chất, địa chất thủy văn cho các vùng cụ thể:

Ngoài các phương pháp BSNTTLNN đã được các quốc gia, các tổ chức KHCN trên thế giới đã áp dụng (xem phần xem thêm bên dưới), chúng tôi đề xuất thêm các phương pháp:

- Xây các “hồ chứa” ngay tại các dòng sông, suối 

- Sử dụng đường ống dẫn nguồn nước từ các sông, suối lớn (sau các đập dâng, đập chắn, hồ chứa…) nơi có cốt cao > vùng cần bổ sung nhân tạo, nhưng phải dẫn qua nhiều địa hình có cốt cao thay đổi cao thấp khác nhau đến vùng có độ cao thấp hơn cao độ điểm lấy nguồn để đảm bảo áp lực dẫn đi xa, qua các vùng địa hình biến đổi, cấp vào các công trình BSNTTLNN.

- Dùng mạng ống dẫn nguồn nước đặt trong lòng đất (như mạng ống cấp nước sinh hoạt) tại các vị trí nối với công trình dẫn nước vào tầng chứa nước có các đoạn qua vùng có thành phần thạch học là hạt thô hoặc cấu trúc địa chất chứa nước bố trí khoan lỗ thoát trên ống dẫn (như ống lọc trong giếng khoan) hoặc nối với các lỗ khoan (lỗ khoan ép nước) kết hợp lỗ khoan quan trắc, lỗ khoan khai thác, hố đào có đổ vật vật liệu lọc thô.

Chi tiết bài viết xin mời Quý độc giả liên hệ với tác giả

Search

Search