Tin tức

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Vùng Bắc Trung Bộ, hiện có các công trình quan trắc ở hai tỉnh Thanh Hóa và Hà Tĩnh. Các tầng chứa nước chính theo thứ tự từ trên xuống gồm tầng chứa nước lỗ hổng Holocene (qh) và Pleistocene (qp). Trên cơ sở kết quả quan trắc tài nguyên nước dưới đất, diễn biến tài nguyên nước dưới đất được phân tích và đánh giá để dự báo cho tháng 5 và tháng 6 năm 2015. Kết quả được thể hiện chi tiết như sau:

I. Tỉnh Thanh Hóa

1. Tầng chứa nước Holocene (qh)

Trong phạm vi tỉnh, mực nước trung bình tháng 4 có xu thế hạ thấp là chính so với trung bình tháng 3. Giá trị dâng cao nhất là 0,20m tại xã Trung Chính, huyện Nông Cống (QT11-TH), giá trị hạ thấp nhất là 0,16m tại xã Ngọc Lĩnh, huyện Tĩnh Gia (QT14-TH)

btb-t4

 Hình 1. Sơ đồ diễn biến mực nước tháng 4 năm 2016 tầng qh

Nguồn: TT quy hoạch và điều tra tài nguyên nước quốc gia

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
​​Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Kế hoạch thực hiện các Phụ lục III, IV, V và VI của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra.​
Kế hoạch nhằm thực hiện đầy đủ, toàn diện các quy định của các Phụ lục III, IV, V và VI của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra (Công ước MARPOL) mà Việt Nam là thành viên nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia ven biển, quốc gia có cảng, quốc gia có tàu mang cờ quốc tịch. 
Phát triển nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải cũng như chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường tại cảng biển; tăng cường công tác phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động hàng hải.
Hàng năm, triển khai thực thi quy định các Phụ lục III, IV, V và VI của Công ước MARPOL, bao gồm công tác kiểm tra, kiểm soát để thực hiện trách nhiệm của quốc gia đối với tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam, trách nhiệm của quốc gia ven biển và trách nhiệm của quốc gia có cảng.Theo Kế hoạch, từ năm 2016 đến năm 2020, rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường do tàu gây ra và quản lý chất thải phát sinh từ tàu trong hoạt động hàng hải, hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí ngoài khơi, công tác điều tra, phát hiện vi phạm, tai nạn hàng hải để triển khai đầy đủ, toàn diện các văn bản quy phạm pháp luật, quy định của các Phụ lục III, IV, V và VI của Công ước MARPOL.
Bên cạnh đó, tăng cường năng lực để thực hiện công tác kiểm tra và chứng nhận tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam, thực hiện điều tra tai nạn hàng hải, xử lý đầy đủ và kịp thời các trường hợp vi phạm, bao gồm cả việc đào tạo sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển, các công tác kiểm tra nhà nước cảng biển (PSC) và Đăng kiểm viên thực hiện đánh giá, kiểm tra, kiểm soát hệ thống, kỹ thuật của tàu.
Từ năm 2016 đến năm 2030, nghiên cứu cơ chế, chính sách đầu tư xây dựng, nâng cấp các hệ thống tiếp nhận chất thải tại các cảng biển theo quy định của Phụ lục IV, V và VI của Công ước MARPOL; nghiên cứu, triển khai áp dụng các trang thiết bị kiểm tra, kiểm soát chất thải phát sinh từ tàu biển.
Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường do tàu biển gây ra, tình hình quản lý chất thải tại các cảng biển Việt Nam và mức độ đáp ứng các quy định của Công ước MARPOL; nghiên cứu, xây dựng và đề xuất thiết lập các biện pháp bảo vệ môi trường nhằm ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra trong vùng biển Việt Nam để đệ trình Tổ chức Hàng hải quốc tế thông qua; tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, đào tạo cho các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các quy định tại Phụ lục III, IV, V và VI của Công ước MARPOL.
Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực hàng hải và các quốc gia khác trong khu vực nhằm trao đổi thông tin, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo công chức, viên chức quản lý và đội ngũ sỹ quan, thuyền viên và chuyển giao công nghệ liên quan đến thực hiện Công ước MARPOL; thúc đẩy hợp tác song phương với các quốc gia thành viên của Công ước để tham khảo kinh nghiệm và tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ kỹ thuật của các nước này./.
Nguồn: theo báo Tài nguyên Môi trường

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Các trầm tích đệ tứ vùng đồng bằng Bắc Bộ được phân chia thành 2 tầng chứa nước chính. Theo thứ tự từ trên xuống, tầng chứa nước Holocene nằm ở phía trên và tầng Pleistocene nằm ở phía dưới. Trên cơ sở kết quả quan trắc tài nguyên nước dưới đất, diễn biến tài nguyên nước dưới đất được phân tích, đánh giá để dự báo cho tháng 3 và tháng 4. Kết quả được thể hiện chi tiết như sau:

I. Tổng quan diễn biến mực nước

I.1. Tầng chứa nước Holocene (qh)

Diễn biến mực nước dưới đất tháng 2 năm 2016 so với trung bình tháng 1: nhìn chung mực nước có xu thế dâng cao, hạ thấp và biến động không đáng kể. Giá trị hạ thấp nhất là 0,54m tại xã Chuyên Ngoại, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam (Q.89) và dâng cao nhất là 0,64 tại phường Thượng Thanh, quận Long Biên, TP. Hà Nội (Q.121M1)

Mực nước trung bình tháng nông nhất là 0,17m trên mặt đất tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội (Q.65) và sâu nhất là 11,77m tại phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội (Q.67).

bacbo t2 2016

                         Diễn biến mực nước dưới đất trung bình tháng 2 tầng qh                                                                                                                                           

    Nguồn: Trung tâm QH & ĐTTNN quốc gia (http://nawapi.gov.vn/)

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Logo Ngày Nước thế giới 2016

Logo Ngày Nước thế giới 2016

Ngày 22 tháng 3 hằng năm được Liên Hợp Quốc chọn là Ngày Nước thế giới. Tại ngày này, các quốc gia trên thế giới và Việt Nam đều tổ chức các hoạt động chào mừng để kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng trên toàn thế giới về tầm quan trọng của tài nguyên nước và vận động chính sách về quản lý bền vững tài nguyên nước, đặc biệt là các nguồn nước ngọt. Ngày Nước thế giới năm 2016 có chủ đề là “Nước và Việc làm” nhấn mạnh mối quan hệ hai chiều giữa nước và các chương trình việc làm hữu ích hướng đến đảm bảo an ninh nguồn nước và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Dưới đây là một số thông điệp tuyên truyền của Ngày Nước thế giới 2016:

 
1. Nguồn nước được cải thiện, công việc sẽ tốt đẹp hơn.
 
2. Với Chương trình nghị sự đến 2030 của Liên Hợp Quốc, yêu cầu đối với nước sẽ lớn chưa từng thấy, chúng ta cần nhiều tri thức hơn để định hình tương lai của chúng ta. 
 
3. Nuôi sống hơn 7 tỷ người không phải là một việc dễ dàng. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, vai trò của những người nông dân biết sử dụng nguồn nước một cách thông minh sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
 
4. 1,5 tỷ người đang làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến nước và hầu hết các công việc đều phụ thuộc vào nước.
 
5. Đi bộ để lấy nước là công việc không được trả công và không được ghi nhận cho phụ nữ. Có công việc tử tế là một phần của quá trình trao quyền cho phụ nữ.
 
6. Cứ mỗi giờ, lại có khoảng 38 người chết bởi các bệnh liên quan đến nguồn nước. Với việc cải thiện chất lượng nguồn nước và điều kiện vệ sinh, những cái chết này có thể được ngăn chặn.
 
7. Một tỷ người làm việc trong ngành nông – lâm- ngư nghiệp. Nguồn nước đủ và sạch sẽ là điều kiện tiên quyết quyết định sự tồn tại của những con người này.
Nguồn: Trang thông tin điện tử Cục Quản lý Tài nguyên nước

Search

Search