Tin tức

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
Ngày 1/4/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 334/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là cơ bản hoàn thành công tác điều tra địa chất, đánh giá các khoáng sản chiến lược, quan trọng phần đất liền; điều tra địa chất, khoáng sản vùng biển ven bờ, hải đảo; phát hiện, điều tra khoáng sản vùng biển sâu, xa bờ; điều tra các điều kiện địa chất khác nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, dự trữ khoáng sản quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai.

Thăm dò đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng khoáng sản đến năm 2045 đối với các khoáng sản: than, urani, titan - zircon, đất hiếm, apatit, đồng, niken, thiếc, bauxit, cát thủy tinh và một số khoáng sản khác; cân đối giữa khai thác với dự trữ khoáng sản quốc gia đối với một số khoáng sản chiến lược, quan trọng, quy mô lớn (urani, đất hiếm, apatit, bauxit, titan, than, cát trắng, đá hoa trắng) làm cơ sở phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản; đầu tư công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản đạt trình độ các nước tiên tiến khu vực châu Á và các nước phát triển, hình thành công nghiệp khai khoáng tiên tiến, hiện đại gắn với bảo vệ môi trường, mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng tới mục tiêu đạt mức trung hòa các-bon; chấm dứt các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản manh mún, công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, gây ô nhiễm môi trường.

Mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành 85% diện tích lập bản đồ địa chất, khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền; hoàn thành điều tra, đánh giá tiềm năng khoáng sản tại các cấu trúc có triển vọng ở các khu vực Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ.

Điều tra, đánh giá lập bản đồ tai biến địa chất, địa chất môi trường các tỉnh thuộc khu vực miền núi, vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long; điều tra lập bản đồ di sản địa chất toàn quốc; hoàn thành điều tra, lập bản đồ địa chất môi trường các khu vực chứa khoáng sản độc hại, phóng xạ; điều tra, đánh giá cát, sỏi, vật liệu xây dựng các lưu vực sông.

Hoàn thành điều tra địa chất, đánh giá tiềm năng khoáng sản tại các khu vực biển ven bờ có triển vọng khoáng sản sa khoáng và vật liệu xây dựng; điều tra địa chất tỷ lệ 1:500.000 một số vùng biển sâu, vùng biển quốc tế liền kề, gắn với tìm kiếm, phát hiện các khoáng sản biển sâu (kết hạch, vỏ sắt - mangan, khí hydrate,...).

Hình thành các khu công nghiệp chế biến khoáng sản với công nghệ tiên tiến, có quy mô tương xứng với tiềm năng của từng loại khoáng sản, đồng bộ với phát triển cơ sở hạ tầng khu vực; đẩy mạnh việc phát triển các dự án khai thác, chế biến đối với một số khoáng sản bauxit, titan-zircon, đất hiếm, niken.

Hoàn thành việc chuyển đổi toàn diện công nghệ, thiết bị các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản nhỏ lẻ, chế biến đá làm vật liệu xây dựng quy mô nhỏ bảo đảm an toàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trước năm 2030; Phát triển công nghệ chế biến sâu các loại khoáng sản trên cơ sở phát huy nội lực, đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học, công nghệ, chuyển giao công nghệ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực về địa chất, khoáng sản nhằm phục vụ chủ yếu nhu cầu nền kinh tế.

Phấn đấu đến năm 2045 hình thành nền công nghiệp khai khoáng, chế biến khoáng sản tiên tiến, hiện đại gắn với mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh tương đương với các nước tiên tiến khu vực châu Á.

Theo định hướng phát triển, về địa chất ưu tiên thực hiện và hoàn thành lập bản đồ địa chất khoáng sản tỉ lệ 1:50.000 phần đất liền, các đảo; điều tra địa chất khoáng sản biển tỉ lệ 1:500.000, điều tra, phát hiện, khoanh định các khu vực có triển vọng khoáng sản, nhất là các khoáng sản chiến lược, quan trọng.

Tập trung điều tra, dự báo tai biến địa chất các tỉnh miền núi, trung du; thiết lập hệ thống công nghệ nhận dạng viễn thám toàn diện cho các khu vực tiềm ẩn nguy cơ tai biến địa chất, phân vùng rủi ro, tổng hợp và hình thành mô hình quản lý rủi ro tai biến địa chất để phục vụ công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Thực hiện giám sát và cảnh báo sớm các khu vực nguy hiểm tiềm ẩn tai biến địa chất điển hình, xây dựng mạng lưới quan trắc và cảnh báo sớm thiên tai địa chất quốc gia...

Về khoáng sản, rà soát, khoanh định các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia (than, apatit, cromit, chì - kẽm, titan, bauxit, sắt laterit, đá hoa trắng, cát trắng, đất hiếm) phải trên cơ sở kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, tuân thủ theo các quy định pháp luật hiện hành; cân đối giữa nhu cầu sử dụng theo quy hoạch và dự trữ lâu dài để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường. Hoạt động thăm dò tuân thủ theo quy hoạch, phù hợp với tiềm năng từng loại khoáng sản.

Về công nghiệp khai khoáng, hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản tuân thủ quy hoạch, sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến, phù hợp với tiềm năng từng loại khoáng sản; thu hồi tối đa thành phần có ích, kiểm soát, bảo vệ môi trường.

Đối với các loại khoáng sản có quy mô, trữ lượng lớn, tập trung, dự án khai thác mỏ phải gắn với dự án chế biến sâu sử dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, bảo vệ môi trường bền vững.

Nghiên cứu, sử dụng công nghệ tiên tiến trong khai thác vật liệu xây dựng ở chân sườn đồi, núi, dọc theo các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ để bảo vệ cảnh quan, môi trường, an ninh, quốc phòng.

Sử dụng khoáng sản phải đảm bảo cân đối, hài hòa giữa xuất khẩu, nhập khẩu, trước hết đảm bảo nhu cầu sử dụng trong nước, cung cấp nguyên liệu cho các dự án chế biến, chỉ xuất khẩu khoáng sản đã qua chế biến đạt tiêu chuẩn xuất khẩu theo quy định, đảm bảo hiệu quả kinh tế...

Chi tiết nội dung Quyết định xem:

https://monre.gov.vn/VanBan/Pages/ChiTietVanBanChiDao.aspx?pID=2906

Nguồn: Cổng thông tin trang điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Nghị định số 22/2023/NĐ-CP

Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Ngày 12/5/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Thực hiện mục tiêu lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; thúc đẩy, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh; giảm thời gian và chi phí trong việc thực hiện các quy định liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh thì việc cắt giảm, đơn giản hóa những quy định không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp, là rào cản, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành là cần thiết, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả và bảo đảm mục tiêu quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp.

Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, ngày 16 tháng 6 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hoá quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Quyết định số 721/QĐ-TTg. Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phải sửa đổi, bổ sung 16 văn bản quy phạm pháp luật (02 Luật, 07 Nghị định, 07 Thông tư). Ngày 09 tháng 7 năm 2022, Chính phủ có Nghị quyết số 85/NQ-CP về Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022, trong đó, giao Bộ Tài nguyên và Môi trường theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan liên quan đến hoạt động kinh doanh để thực hiện Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh theo trình tự, thủ tục rút gọn, trình Chính phủ trong 9 tháng đầu năm 2022. Như vậy, theo Nghị quyết số 85/NQ-CP, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung 07 Nghị định để triển khai thực hiện Quyết định số 721/QĐ-TTg. 

Bên cạnh đó, thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” yêu cầu các Bộ thực hiện việc rà soát toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực quản lý đang còn hiệu lực để bảo đảm phù hợp với pháp luật về định danh và xác thực điện tử, tích hợp thông tin các giấy tờ cá nhân của công dân trên thẻ căn cước công dân và ứng dụng VNEID. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã rà soát và có các kiến nghị sửa đổi, bổ sung 33 văn bản quy phạm pháp luật (12 Nghị định, 17 Thông tư, 04 Thông tư liên tịch) để bảo đảm phù hợp với các quy định pháp luật về định danh và xác thực điện tử; tích hợp thông tin các giấy tờ cá nhân của công dân trên thẻ căn cước công dân và ứng dụng VNEID (Chi tiết tại Phụ lục 3 Báo cáo số 52/BC-BTNMT ngày 26/5/2022). Do vậy, việc đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật theo Quyết định số 06/QĐ-TTg liên quan đến quy định thực hiện thủ tục hành chính, theo hướng thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp; đồng thời việc sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, trực tuyến để bảo đảm phù hợp, đồng bộ, thống nhất với quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử nhằm tạo thuận lợi tối đa cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.

Do vậy, việc xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường là cần thiết để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và thực thi Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong thực hiện thủ tục hành chính.

Bố cục của Nghị định

Nghị định gồm 12 Điều, bao gồm: 

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 12 Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước. 

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. 

Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản. 

Điều 4. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản.

Điều 5. Thay thế cụm từ “Chứng minh thư nhân dân” bằng cụm từ “Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/số định danh cá nhân” tại Mẫu số 03 Nghị định số 67/2019/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. 

Điều 6. Thay thế cụm từ “số giấy chứng minh nhân dân” bằng cụm từ “Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/số định danh cá nhân” tại Mẫu số 02, Mẫu số 03, Mẫu số 05, Mẫu số 06, Mẫu số 08, Mẫu số 09, Mẫu số 10, Mẫu số 11, Mẫu số 12 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định tiêu chí xác định loài, chế độ quản lý và bảo vệ loài thuộc các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. 

Điều 7. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen. 

Điều 8. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn

Điều 9. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 136/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ). 

Điều 10. Thay thế cụm từ “Số CMTND/Thẻ căn cước” bằng cụm từ “chứng minh nhân dân/căn cước công dân/định danh cá nhân” tại Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 03/2019/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về hoạt động viễn thám. 

Điều 11. Thay thế cụm từ “Số CMTND/Căn cước công dân” bằng cụm từ “chứng minh nhân dân/căn cước công dân/định danh cá nhân” tại Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 73/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ về thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường. 

Điều 12. Điều khoản thi hành.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Về Quy định chuyển tiếp, Nghị định nêu rõ: Các yêu cầu điều kiện đầu tư kinh doanh, hồ sơ đã được tiếp nhận đầy đủ, hợp lệ trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì xử lý theo quy định của các Nghị định hiện hành tại thời điểm tiếp nhận.

chi tiết nội dung nghị định: https://monre.gov.vn/VanBan/Pages/ChiTietVanBanPhapQuy.aspx?pID=343

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ tài nguyên và Môi trường

Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực

Đơn vị: Liên hiệp khoa học địa chất nước khoáng là đơn vị có kinh nghiệm lâu năm thuộc Tổng Hội địa chất Việt Nam. Cơ sở dữ liệu tổ chức khoa học và công nghệ được thể hiện ở link bên dưới

2.3.2023 CSDL TCKHCN BKHCN

https://sti.vista.gov.vn/tw/Pages/to-chuc-khcn.aspx?ItemID=2906&Type_CSDL=TOCHUCKHCN&Keyword=&searchInFields=FullTextSM;Title&datasearch=&ListDonViCha=

Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực

(Dân trí) - Nước khoáng có những chất khoáng cần cho cơ thể, với tỷ lệ cân đối sẽ có hiệu quả tốt phòng, chữa bệnh. Tuy nhiên, nếu sử dụng sản phẩm nước khoáng không đúng cách cũng có thể gây bệnh cho cơ thể.

ffado nuoc 26409
Nước khoáng trị bệnh

PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, Trưởng khoa Vi chất dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng quốc gia khẳng định, sử dụng nước khoáng theo đúng hướng dẫn sẽ giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể, phòng chống bệnh tật. Đặc biệt, với những loại nước khoáng có hàm lượng khoáng cao sẽ có tác dụng như một loại thuốc chữa bệnh. Điều này có nghĩa việc sử dụng như thế nào, liều lượng ra sao phải tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Theo PGS Ninh, mỗi loại nước khoáng tự nhiên đều có hàm lượng chất khoáng riêng. Với loại có hàm lượng khoáng vài trăm ml/l được gọi là nước khoáng giải khát, còn những loại có hàm lượng khoáng trên 1.000mg được xem là nước khoáng trị bệnh và phải dùng theo chỉ định của thầy thuốc. Như với những người bị loãng xương, việc uống nước khoáng giàu canxi rất hữu ích để bổ sung canxi cho cơ thể. Nhưng ngược lại, với những  người bị sỏi thận canxi thì không nên uống nhiều nước có canxi.

TS Hoàng Kim Thanh, Giám Đốc Trung tâm truyền thông Viện Dinh Dưỡng cho rằng, những thành phần có trong nước khoáng như canxi, magiê, kẽm, fluor... đều là những thành phần không thể thiếu đối với cơ thể. Thiếu những chất này sức khỏe mỗi người chắc chắn bị ảnh hưởng. Ví như thiếu fluor sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng, cụ thể là men răng, ngà răng, khiến răng yếu và dễ sâu hơn. Hay thiếu canxi thì ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển và duy trì độ bền của xương.

Trong khi đó, các khoáng chất đi vào cơ thể qua đường uống khoảng 50%, ngoài ra là từ các nguồn thực phẩm dinh dưỡng khác. Vì thế, việc bổ sung khoáng chất vào nguồn nước là vô cùng quan trọng nhưng ở mức độ nào thì lại phụ thuộc vào nhu cầu thực tế của mỗi người.

Không được dùng thay nước

Tuy khoáng chất có vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể nhưng nếu quá lạm dụng, nó cũng gây những hậu quả xấu cho sức khỏe. Trên thực tế, không phải ai cũng dùng được nước khoáng, nhất là nước có hàm lượng khoáng cao. Vì nếu thừa khoáng chất trong cơ thể cũng gây những bệnh nguy hiểm không kém gì thiếu khoáng chất.

Vì vậy, TS Thanh khuyên, người tiêu dùng không nên dùng nước khoáng thay nước, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, điều đáng nói hiện nay là nhiều loại nước khoáng phổ biến trên thị trường hiện nay có hàm lượng khoáng rất cao trên 1.500 mg/lít (thậm chí 2.000 - 3.000 mg/lít), như một số loại nước của Vĩnh Hảo, Quang Hanh, Đa Kai... nhưng lại không được ghi trên bao bì khiến người tiêu dùng không biết, vẫn sử dụng hàng ngày. Điều này là rất nguy hiểm, vì nếu hàm lượng khoáng cao trên 1.000mg/lít thì có thể nói đó là một loại thuốc chữa bệnh và phải tuân theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Dùng nhiều sản phẩm này dẫn đến thừa khoáng chất không có lợi cho sức khỏe.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng Đăng ký & Chứng nhận, Cục Quản lý Vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho rằng, Quyết định 1626 ban hành năm 1997 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về nước khoáng thiên nhiên đóng chai không giới hạn về hàm lượng khoáng tối đa và tối thiểu là một kẽ hở. Vì nó dẫn đến hiện tượng sản phẩm có hàm lượng khoáng quá cao không được cảnh báo, không có hướng dẫn cụ thể trên nhãn cho người tiêu dùng gây nguy hại cho người tiêu dùng.

“Như với canxi, cơ thể mỗi người chỉ có thể tiếp nhận liều tối đa là 2.500mg/ngày. Trong khi đó, chế độ ăn trung bình cung cấp khoảng 500 - 700mg/mg người trưởng thành. Còn nước uống bình thường cung cấp khoảng 10 - 20mg Ca/lít. Nếu uống nước khoáng có quá nhiều can xi có thể gây ức chế hấp thu vi khoáng khác như sắt, kẽm, magiê, thậm chí còn gây sỏi thận cho người sử dụng”, PGS Ninh dẫn chứng.

Ngoài ra, vi khoáng như kẽm nếu quá nhiều cũng có thể gây ngộ độc kẽm cấp tính với biểu hiện đau vùng thượng vị, chóng mặt và nôn mửa. Còn Fluor là chất khoáng quan trọng tham gia vào quá trình phát triển răng, tạo ngà răng và men răng, giúp men răng cứng hơn. Nhưng nếu sử dụng fluor không đúng có thể dẫn đến ngộ độc fluor. Vì thế, các chuyên gia cho rằng, việc sử dụng nước khoáng cần phải có sự xem xét hợp lý ở mỗi người, tránh tình trạng thừa hay thiếu vi khoáng.

Nguồn: Báo Dân Trí

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

PHÁT HIỆN NƯỚC KHOÁNG RADON Ở VIỆT NAM
CẦN NGHIÊN CỨU VÀ BẢO VỆ NÓ

 

                                                                                                            KS Lê Tứ Hải

                                                                                                        TS Cao Thế Dũng

                                                                                  (Liên hiệp KHSX địa chất nước khoáng)

                                                                                                        [TS Võ Công Nghiệp]

                                                                                                      (Hội địa chất thuỷ văn)

 

Những nguồn nước khoáng có hàm lượng radon không nhỏ hơn 1nCi/l được xếp vào lọai "nước khoáng radon". Trên Thế giới rất nhiều quốc gia đã sử dụng nước khoáng radon như một phương tiện chữa bệnh quí giá. Trước năm 2000 chưa một tác giả nào công bố về phát hiện nước khoáng radon trên lãnh thổ VN.

Năm 2000, Liên hiệp khoa học sản xuất địa chất nước khoáng thuộc Tổng hội địa chất Việt Nam đã lần đầu tiên phát hiện ra nước khoáng radon tại mỏ Thanh Thuỷ. Chúng được phát hiện tại 3 lỗ khoan khác nhau. Hàm lượng radon cao nhất do Viện KHKT hạt nhân đo được tại một  lỗ  khoan là 5,89nCi/l. Nước khoáng radon phân bố tại  2 vòm địa nhiệt cách nhau 500m.

Do nước khoáng radon có giá trị y học rất cao nên cần phải nghiên cứu để sớm đưa vào sử dụng một cách hợp lý, đồng thời cần chú ý bảo vệ nó để mỏ không bị phá huỷ.

 1. Phát hiện nước khoáng radon ở Việt Nam

Đã từ lâu, trên thế giới người ta biết có một loại nước khoáng chứa hàm lượng cao của khí phóng xạ radon(Rn). Loại nước này chữa được nhiều bệnh mà các loại nước khoáng khác không làm được. Nó được gọi là “nước khoáng radon”. Rất nhiều nước trên thế giới sử dụng nước khoáng radon, và mỗi quốc gia đưa ra một tiêu chuẩn để phân định nước khoáng radon khác nhau, căn cứ vào nồng độ Rn hòa tan trong nước. Có thể nêu ra đây một số quốc gia tiêu biểu(Bảng 1):

Bảng 1: Tiêu chuẩn Rn trong nước khoáng ở một số nước tiêu biểu

Quốc gia

Nồng độ Rn(nCi/l)

Tác giả, năm

Đức

1,3

Grunhut - 1911

Đức

18

Michel - 1968

Pháp

10

Giraud - 1968

Mỹ

1

Francon - 1963

Nhật

2

Mashiko - 1983

Tiệp Khắc(trước đây)

37

Standard - 1966

Ba Lan

2

Dowgiallo - 1974

Bungari

5

Serev - 1967

Hungari

1

Papp - 1957

Liên xô(trước đây)

3,6

Bách khoa thư - 1960

Liên xô(trước đây)

5

Quy phạm trữ lượng - 1977

Trong bảng trên, Curie là 1 đơn vị đo độ phóng xạ viết tắt là Ci( 1 Ci tương đương 37 tỷ phân rã trong 1 giây (s). 1 Ci = 109 nCi (nanoCi);

Nước khoáng radon từ lâu đã thu hút được sự quan tâm của các nhà địa chất thủy văn nước ta vì họ nhận thức được tính chất quý giá của loại nước khoáng này. Hơn 30 năm trước đây, một số tác giả đề xuất tiêu chuẩn phân định “nước khoáng Rn” với hi vọng sẽ tìm ra nó ở Việt Nam(Cao Thế Dũng-1974; Châu Văn Quỳnh-1976...). Tuy nhiên vào thời điểm ấy không thể thực hiện được ước muốn đó vì hai lẽ: Một là phương tiện phân tích của của chúng ta chưa cho phép xác định Rn trong nước, phương pháp luận nghiên cứu nước khoáng Rn cũng chưa được hiểu biết thấu đáo; hai là chúng ta chưa tiếp cận được một nguồn nước khoáng Rn thực sự nào.

Vì vậy mà nước khoáng Rn vẫn chỉ là một ước mơ của những nhà địa chất thủy văn có tâm huyết với nghề, với sự nghiệp phát triển nước khoáng Việt Nam. Để có thể mau chóng biến ước mơ thành hiện thực, đa số các nghiên cứu nước khoáng ở Việt Nam chỉ dám đặt ra giới hạn phân định nước khoáng Rn với hàm lượng Rn là 1 nCi/l. Con số này về sau được Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản Nhà nước đề nghị áp dụng năm 2000.

Năm 2000, Liên hiệp khoa học sản xuất (KHSX) địa chất-nước khoáng đã phối hợp với Sở khoa học, công nghệ và môi trường(KH,CN&MT) tỉnh Phú Thọ tiến hành nghiên cứu nguồn nước khoáng nóng Thanh Thủy. Nguồn nước khoáng này được đoàn địa chất 303 thuộc Cục địa chất và khoáng sản (Bộ công nghiệp) phát hiện vào năm 1982 nhờ lỗ khoan mang số hiệu LK101. Có một tài liệu chưa rõ xuất xứ nói rằng hàm lượng radi(Ra) trong nước là 14 pCi/l đã khiến chúng tôi chú ý đến nó.

Trong quá trình nghiên cứu nguồn nước khoáng nóng Thanh Thuỷ, chúng tôi đã áp dụng kỹ thuật "detector vết" để xác định hàm lượng Rn trong nước. Việc xác định hàm lượng được thực hiện tại Viện KHKT hạt nhân, Hà Nội.

Lần đầu (tháng 1/2001) chúng tôi tiến hành xác định Rn tại LK101 và một lỗ khoan ở gần (LK59). Kết quả thật sự gây bất ngờ: LK59 có hàm lượng Rn vượt quá tiêu chuẩn"nước khoáng radon". Chúng tôi quyết định nghiên cứu tiếp vào tháng 4/2001. Hướng lựa chọn là tìm Rn tại các trung tâm dị thường địa nhiệt, có nghĩa là tìm tại các đới đứt gãy kiến tạo. Chúng tôi lựa chọn 3 điểm: LK59, ở trung tâm dị thường địa nhiệt phía nam, đồng thời để kiểm tra kết quả lần trước; LK12, ở trung tâm dị thường địa nhiệt phía bắc và LK20, nằm ở khoảng giữa hai trung tâm địa nhiệt.

Kết quả phân tích được trình bầy ở 5 mẫu đầu, thứ tự từ 1 đến 5 trong bảng 3.

 Bảng 3. hàm lượng radon trong nước khoáng Thanh Thủy

TT

Ngày lấy mẫu

Số hiệu mẫu

Địa điểm

Hàm lượng (Bq/m3)

Hàm lượng (nCi/l)

1

18/01/2001

L101

LK101

3297±1434

0,065

2

T35

LK59

53305±3427

1,44

3

14/04/2001

1

LK12

218001±30605

5,89

4

2

LK59

149598±6879

4,04

5

3

LK20

18096±663

0,49

6

25/03/2002

N1

LK12

127841±10439

3,47

7

N2

LK14

12661±2187

0,34

8

N3

LK54

9492±1566

0,26

9

N4

LK61

180347±35306

4,89

10

N5

LK62

2755±1322

0,075

Kết quả không ngoài những dự đoán lý thuyết: Hàm lượng Rn ở trung tâm dị thường địa nhiệt cao hơn ở bên ngoài. Tuy nhiên có điều chúng tôi không ngờ tới là hàm lượng Rn ở LK12 lại cao hơn cả tiêu chuẩn "nước khoáng radon" của những quốc gia châu Âu " khó tính" ( họ đặt ra tiêu chuẩn 5nCi/l).

Kết quả phân tích nêu trong bảng 3 có một số đặc điểm:

Thứ nhất: Hàm lượng cao của Rn không phải ngẫu nhiên, mà nó được khẳng định bằng 3 mẫu phân tích.

Thứ hai: Kết quả dễ kiểm tra bằng mắt thường qua các tiêu bản detector vết chúng tôi còn lưu giữ.

Thứ ba: Một trong hai điểm có hàm lượng cao(LK59) đã được phân tích 2 lần để khẳng định nó cao thực sự chứ không phải tình cờ. Hai lần phân tích cho kết quả khác nhau đó là vì bản thân Rn là chất khí phóng xạ, cường độ phát tán của nó có thể thay đổi theo thời gian chứ không hoàn toàn cố định.

Thứ tư: Kết quả phân tích hoàn toàn phù hợp với lý thuyết nguồn gốc Rn. Nó được sinh thành từ các nguyên tố mẹ có trong các đá chứa phóng xạ, di chuyển lên theo các đứt gẫy kiến tạo và phát tán vào nước hoặc không khí bên trên. Nơi có hàm lượng Rn cao phải là nơi phải là nơi có mặt các đứt gãy kiến tạo. Những luận giải về quy luật phân bố nước khoáng tại mỏ Thanh Thuỷ đã chỉ ra: Tâm các dị thường địa nhiệt cao là nơi có mặt các đứt gãy kiến tạo. Chính vì vậy khi lấy mẫu tại tâm dị thường địa nhiệt cao, chúng tôi đã phát hiện được "nước khoáng Rn" thực thụ.

Để tiếp tục khẳng định những kết quả nghiên cứu của mình, năm 2002, chúng tôi lại tiến hành một đợt nghiên cứu hàm lượng Rn trong nước khoáng Thanh Thuỷ, cũng với phương pháp "detector vết" do Viện khoa học và kỹ thuật hạt nhân phối hợp thực hiện. Điểm nghiên cứu được lựa chọn bao gồm: 4 lỗ khoan ở dị thường địa nhiệt phía Bắc(các LK: 12,14,61,62) và 1 lỗ khoan ở dị trường địa nhiệt phía nam (LK54).

Trong số này có LK12 được nghiên cứu lại để đối sánh với kết quả nghiên cứu của năm trước. Kết quả nghiên cứu gồm 5 mẫu cuối trong bảng 3, thứ tự từ 6 đến 10. Kết quả nghiên cứu đợt này vẫn khẳng định những kết luận đã rút ra từ đợt nghiên cứu năm 2001. Lỗ khoan 12 vẫn có hàm lượng Rn cao vượt quá tiêu chuẩn nhiều. Có một phát hiện mới là LK61 nằm cách LK12 chừng 25 m về phía tây, có nhiệt độ cao hơn LK12 chút ít và có hàm lượng Rn cao hơn LK12.

Ba đợt nghiên cứu  tiến hành trong vòng hai năm đã giúp chúng tôi khẳng định sự hiện diện của “nước khoáng radon” tại mỏ nước khoáng nóng Thanh Thuỷ. Nước khoáng Rn phân bố tại hai trường dị thường, cách nhau 500 mét theo phương Bắc-Tây Bắc, trường dị thường Rn trùng với trường dị thường địa nhiệt tại mỏ.

Năm 2006 vừa qua, chúng tôi lại tiến hành một đợt khảo sát mới trên toàn bộ diện tích được dự đoán có phân bố nước khoáng radon. So với kết quả nghiên
cứu 5 năm trước thì sự phân bố nước khoáng nóng không biến động nhiều. Có một số thay đổi hình dáng các đường đẳng nhiệt do đã có thêm nhều gia đình khai thác nước khoáng tự phát để làm dịch vụ, gây nên sự dịch chuyển các đường đẳng nhiệt. Kết quả nghiên cứu mới được trình bầy trên bản đồ.

2. Đôi nét về giá tri nước khoáng radon

Về tác dụng, chúng tôi chỉ giới thiệu sơ lược một số tác dụng của nước khoáng Rn thông qua các liệu pháp sử dụng nó, mà không đi sâu vào vấn đề chỉ định và chống chỉ định của nước khoáng radon- vấn đề này cần được các chuyên gia y tế cùng phối hợp nghiên cứu trong một đề tài thích hợp.

Trên thế giới hiện nay có khoảng 250 viện điều dưỡng các loại có sử dụng nước khoáng phóng xạ mà chủ yếu là Rn. Tại những nơi đó, người ta sử dụng các liệu pháp khác nhau để chữa các bệnh như:

a/ Tắm ngâm, khi ngâm toàn thân hay từng bộ phận cơ thể trong nước khoáng này, Rn có thể xuyên qua da, xâm nhập vào máu và truyền đến tận tế bào. Liệu pháp này cho hiệu quả rất tốt khi chữa các bệnh về tim mạch, cơ khớp, hệ thần kinh ngoại vi.

b/Liệu pháp uống. uống nước khoáng Rn với liều lượng thích hợp có tác động mạnh lên cơ thể do đưa được nhiều lượng Rn vào trong máu, hấp thụ được nhiều năng lượng bức xạ hơn liệu pháp tắm ngâm .Radon trong nước giúp giúp cho sự thay đổi chức năng, tăng cường hoạt động tiết dịnh vị, tăng cường hoạt động của dạ dày, cải thiện sự trao đổi lipit....

c/Liệu pháp xông hít, có hiệu quả đối với các bệnh về hô hấp, tuần hoàn...

d/ Bơm thụt, người ta thụt, ép nước khoáng Rn thẳng vào trực tràng để điều trị các bệnh đường ruột

e/Bơm tưới âm đạo, dùng nước khoáng Rn bơm rửa để chữa một số các bệnh đường sinh dục nữ

g/ Đắp bùn, những nơi có bùn khoáng chứa Rn người ta có thể đắp bùn toàn thân hay đắp từng bộ phận cơ thể để chữa các loại bệnh về cơ khớp, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, da liễu...

Trong bảng 2 chúng tôi giới thiệu một số viện điều dưỡng nước khoáng Rn nổi tiếng trên thế giới.

Bảng2. Một số nguồn nước khoáng Rn trên thế giới.

Quốc gia

Tên nguồn

Hàm lượng Rn (nCi)

Tác dụng chữa bệnh

Nga

Piatigorxk

13,6

Cơ khớp, thần kinh, da liễu, phụ khoa, tiêu hóa, gan, tim mạch

Gruzia

Tskhaltub

2,4

Tim mạch, cơ khớp, thần kinh ngoại vi

Ukraina

Khmelnik

98

Cơ khớp, khần kinh ngoại vi, tim mạch.

Kazakhtan

Kanalarasan

3,6

Cơ khớp, tim mạch, thần kinh, tiêu hóa.

Đức

Nauhelm

9,4

Tim mạch, cơ khớp, thần kinh, tiêu hóa

3. Một số kiến nghị

 Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam, chúng tôi tìm ra nước khoáng radon thực thụ. Phát hiện này chắc chắn sẽ góp phần quan trọng vào công tác nghiên cứu nước khoáng ở nước ta. Từ phát hiện đầu tiên này, chúng ta sẽ chú ý hơn đến những vùng có điều kiện địa chất, địa chất thuỷ văn tương tự để tìm ra các nguồn nước khoáng radon khác nữa.

Phát hiện này cũng sẽ mở ta một hướng mới trong công tác điều trị, điều dưỡng bằng nước khoáng của ngành y tế. Như đã nói trên, nước khoáng radon có giá trị chữa bệnh rất tốt mà không loại nào khác có được, do vậy việc nhanh chóng đưa nguồn nước khoáng này vào khai thác sử dụng là một đòi hỏi chính đáng của xã hội. Mong rằng trong một tương lai không xa, các cơ quan chức năng của tỉnh Phú Thọ và Trung ương sẽ có những đầu tư thích đáng cho việc nghiên cứu nước khoáng Rn ở mỏ Thanh Thủy.

Một  vấn đề nữa cần phải được nhắc đến là việc bảo vệ nguồn tài nguyên quí giá này. Theo những kết quả điều tra của chúng tôi thì số lượng lỗ khoan gặp nước khoáng nóng do dân tự khoan đã lên đến con số hơn 200 giếng khoan. Lượng nước khai thác lên hàng ngày là một con số chưa một cơ quan chức năng nào kiểm soát được. Một số cơ quan nhà nước khai thác nước khoáng phục vụ các mục tiêu xã hôi rất chính đáng nhưng cũng không xin giấy phép khai thác từ cơ quan quản lý tài nguyên. Những việc đó gây nên tình trạng lộn xộn trong việc khai thác nguồn nước khoáng này. Hệ quả của nó là việc bảo vệ nguồn nước khoáng quý giá đang bị bỏ ngỏ. Hậu quả tai hại của việc không bảo vệ nguồn nước khoáng thì ai trong chúng ta cũng có thể hình dung ra được.  Từ diễn đàn này, chúng tôi nhân danh những người đi tìm tài nguyên cho đất nước tha thiết mong mỏi các cơ quan chức năng sẽ sớm vào cuộc để bảo vệ một nguồn tài nguyên rất quý giá của Tổ Quốc.      

TÀI LIÊU THAM KHẢO

1. Lê Tứ Hải và nnk, 2001. Báo cáo kết quả thăm dò nước khoáng Thanh Thủy- Phú Thọ. Lưu trữ địa chất, Hà Nội.

2. Cao Thế Dũng, Lê Tứ Hải, 2002. Phát hiện nước khoáng radon ở Việt Nam. Tạp chí hoạt động khoa học sè 10/2002 . Bộ Khoa học và công nghệ.

3. Cao Thế Dũng, Võ Công Nghiệp, 2003. Thêm một nguồn nước khoáng quí giá. Báo Khoa học và đời sống số 18.

                                                                                                                

                                                                                                                         

                                                                                                                               

                                                                                                                             

                                                                                                                                          

                                                                                                                          

                                                                                                                                                                                                                      

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

Hệ thống 66 văn bản quy phạm pháp luật xây dựng hiện hành cập nhật tại thời điểm tháng 02/2021

1. Luật Xây dựng năm 2014 (gọi tắt là Luật Xây dựng số 50, đang có hiệu lực, bị sửa đổi bởi Luật số 62)

2. Luật số 62 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 (gọi tắt là Luật số 62, đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2021)

3. Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng (có hiệu lực từ 26/01/2021 thay thế Nghị định số 46/2015/NĐ-CP).

4. Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng (có hiệu lực từ ngày ký 09/02/2021 thay thế Nghị định số 68/2019/NĐ-CP).

5. Nghị định số 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng (hết hiệu lực, thay thế bởi Nghị định số 10/2021/NĐ-CP, dùng cho công trình dang dở theo điều khoản chuyển tiếp)

6. Thông tư số 03/2019/TT-BXD sửa đổi Thông tư số 04/2017/TT-BXD quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình (hết hiệu lực do căn cứ Nghị định số 46/2021/NĐ-CP đã hết hiệu lực)

7. Thông tư số 04/2019/TT-BXD sửa đổi Thông tư số 26/2016/TT-BXD hướng dẫn về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (hết hiệu lực, do căn cứ theo Nghị định số 46/2015/NĐ-CP đã hết hiệu lực, sử dụng cho công trình dang dở theo điều khoản chuyển tiếp)

8. Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 hướng dẫn về xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng (hết hiệu lực do căn cứ theo Nghị định số 68/2019/NĐ-CP đã hết hiệu lực Căn cứ Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, tạm dùng cho đến khi có TT mới)

9. Thông tư số 10/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 về định mức xây dựng (hết hiệu lực do căn cứ theo Nghị định số 68/2019/NĐ-CP đã hết hiệu lực, tạm dùng)

10. Thông tư số 11/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 về hướng dẫn xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng (hết hiệu lực do căn cứ theo Nghị định số 68/2019/NĐ-CP đã hết hiệu lực, tạm dùng)

11. Thông tư số 12/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 về hướng dẫn xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về định mức, giá xây dựng và chỉ số giá xây dựng (hết hiệu lực do căn cứ theo Nghị định số 68/2019/NĐ-CP đã hết hiệu lực, tạm dùng)

12. Thông tư số 13/2019/TT-BXD quy định về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình xây dựng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (hết hiệu lực do căn cứ theo Nghị định số 68/2019/NĐ-CP đã hết hiệu lực, tạm dùng)

13. Thông tư số 14/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 về hướng dẫn xác định và quản lý chỉ số giá xây dựng (hết hiệu lực do căn cứ theo Nghị định số 68/2019/NĐ-CP đã hết hiệu lực, tạm dùng)

14. Thông tư số 15/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 hướng dẫn xác định đơn giá nhân công xây dựng (hết hiệu lực do căn cứ theo Nghị định số 68/2019/NĐ-CP đã hết hiệu lực, tạm dùng)

15. Thông tư số 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng (hết hiệu lực do căn cứ theo Nghị định số 68/2019/NĐ-CP đã hết hiệu lực, tạm dùng)

16. Thông tư số 17/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 về hướng dẫn đo bóc khối lượng xây dựng công trình (hết hiệu lực do căn cứ theo Nghị định số 68/2019/NĐ-CP đã hết hiệu lực, tạm dùng)

17. Thông tư số 18/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 về hướng dẫn quy đổi vốn đầu tư xây dựng (hết hiệu lực do căn cứ theo Nghị định số 68/2019/NĐ-CP đã hết hiệu lực, tạm dùng)

18. Thông tư số 19/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng (còn hiệu lực)

19. Thông tư số 20/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 Hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị (còn hiệu lực)

20. Thông tư số 02/2017/TT-BXD hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn (đang có hiệu lực)

21. Thông tư số 02/2019/TT-BXD hướng dẫn chi tiết về chế độ báo cáo định kỳ; sửa đổi, bổ sung, thay thế một số điều của Thông tư số liên quan đến chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng (đang có hiệu lực)

22. Thông tư số 02/2020/TT-BXD ngày 20/07/2020 sửa đổi 04 Thông tư số có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng (hết hiệu lực do căn cứ theo Nghị định số 68/2019/NĐ-CP đã hết hiệu lực, tạm dùng)

23. Thông tư số 03/2016/TT-BXD Quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng (hết hiệu lực do căn cứ Nghị định số 46/2021/NĐ-CP đã hết hiệu lực)

24. Thông tư số 03/2017/TT-BXD hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng (đang có hiệu lực)

25. Thông tư số 03/2018/TT-BXD quy định chi tiết một số điều Nghị định 139/2017/NĐ-CP (đang có hiệu lực)

26. Thông tư số 04/2016/TT-BXD Quy định Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng (đang có hiệu lực)

27. Thông tư số 04/2017/TT-BXD quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình (đang có hiệu lực)

28. Thông tư số 05/2015/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ (đang có hiệu lực)

29. Thông tư số 06/2013/TT-BXD hướng dẫn về nội dung thiết kế đô thị (đang có hiệu lực)

30. Thông tư số 07/2016/TT-BXD hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng (đang có hiệu lực)

31. Thông tư số 07/2019/TT-BXD sửa đổi Thông tư số 03/2016/TT-BXD quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng (hết hiệu lực, do căn cứ theo Nghị định 46/2015/NĐ-CP đã hết hiệu lực, sử dụng cho công trình dang dở theo điều khoản chuyển tiếp)

32. Thông tư số 08/2018/TT-BXD hướng dẫn nội dung về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam (đang có hiệu lực)

33. Thông tư số 08/2019/TT-BXD quy định về giám sát, quản lý chất lượng công trình được đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư (đang có hiệu lực)

34. Thông tư số 09/2016/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình (đang có hiệu lực)

35. Thông tư số 10/2016/TT-BXD quy định về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch xây dựng (đang có hiệu lực)

36. Thông tư số 10/2020/TT-BTC quy định về quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước (đang có hiệu lực)

37. Thông tư số 12/2016/TT-BXD quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù (đang có hiệu lực)

38. Thông tư số 13/2016/TT-BXD hướng dẫn về thi tuyển, tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình xây dựng (đang có hiệu lực)

39. Thông tư số 14/2016/TT-BXD hướng dẫn về cấp giấy phép hoạt động xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam (đang có hiệu lực)

40. Thông tư số 16/2013/TT-BXD sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2013/TT-BXD hướng dẫn về nội dung thiết kế đô thị (đang có hiệu lực)

41. Thông tư số 16/2016/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Nghị định 59/2015/NĐ-CP về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng (đang có hiệu lực)

42. Thông tư số 15/2016/TT-BXD hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng (đang có hiệu lực)

43. Thông tư số 171/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp phép quy hoạch (đang có hiệu lực)

44. Thông tư số 172/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép hoạt động xây dựng (đang có hiệu lực)

45. Thông tư số 18/2016/TT-BXD hướng dẫn về thẩm định: Phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình (đang có hiệu lực)

46. Thông tư số 20/2019/TT-BXD hướng dẫn xác định; Quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị (đang có hiệu lực)

47. Thông tư số 209/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng, phí thẩm định thiết kế cơ sở (đang có hiệu lực)

48. Thông tư số 210/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp; Quản lý và sử dụng phí thẩm định thiết kế kỹ thuật, phí thẩm định dự toán xây dựng (đang có hiệu lực)

49. Thông tư số 24/2016/TT-BXD sửa đổi Thông tư số liên quan đến quản lý dự án đầu tư xây dựng (đang có hiệu lực)

50. Thông tư số 26/2016/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (hết hiệu lực, do căn cứ theo Nghị định 46/2015/NĐ-CP đã hết hiệu lực, sử dụng cho công trình dang dở theo điều khoản chuyển tiếp)

51. Thông tư số 30/2016/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng thiết kế – cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (đang có hiệu lực)

52. Thông tư số 329/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng (đang có hiệu lực)

53. Thông tư số số 08/2016/TT-BXD hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng tư vấn xây dựng (đang có hiệu lực)

54. Nghị định số 100/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng (đang có hiệu lực)

55. Nghị định số 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng (đang có hiệu lực)

56. Nghị định số 42/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng (đang có hiệu lực)

57. Nghị định số 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (hết hiệu lực do đã có Nghị định số 06/2021/NĐ-CP thay thế, sử dụng cho công trình dang dở)

58. Nghị định số 53/2017/NĐ-CP quy định các giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng (đang có hiệu lực)

59. Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng (đang có hiệu lực)

60. Nghị định số 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở (đang có hiệu lực)

61. Nghị định số 21/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở (đang có hiệu lực)

62. Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng (đang có hiệu lực)

63. Nghị định số 44/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng (đang có hiệu lực)

64. Nghị định 72/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định 44/2015/NĐ-CP hướng dẫn về quy hoạch xây dựng (đang có hiệu lực)

65. Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước (vẫn còn hiệu lực, riêng biểu mẫu phụ lục thanh toán 03a, 04 đổi sang thực hiện theo biểu mẫu 08a, 08b của Nghị định số 11/2020/NĐ-CP)

66. Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ Quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước (đang có hiệu lực, sử dụng biểu mẫu thanh toán 08a, 08b)

Nguồn: phammemeta.com

Search

Search